TOP 40 câu Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
Câu 1: Phương thức diễn đạt bằng từ vựng trong phóng sự khác trong bình luận như thế nào?
A. Phóng sự thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc…
B. Bình luận thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế…
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Câu 2: Ngữ pháp trong ngôn ngữ báo chí được thể hiện như thế nào?
A. Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin.
B. Câu văn phức tạp, nhiều thành phần cấu tạo.
C. Sử dụng các câu cửa miệng dân gian
D. Sử dụng câu đặc biệt, giản lược bớt từ ngữ.
Đáp án: A
Câu 3: Tính thông tin thời sự của ngôn ngữ báo chí thể hiện ở chỗ luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội và các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng về tính ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí?
A. Tính giản lược tối đa của số lượng từ ngữ trong một bản tin hay phóng sự.
B. Bị giới hạn bởi số lượng từ nhất định theo từng loại tin hay bài báo.
C. Đây là đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí, ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lương thông tin cao và có tính hàm súc.
Đáp án: C
Câu 5: Dòng nào dưới đây nói sai về tính sinh động, hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí
A. Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc.
B. Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.
C. Thể hiện ở phương thức nghệ thuật trong bài báo.
Đáp án: A
Câu 6:
Làng báo có giai thoại sau đây: Một phóng viên mới vào nghề, được căn dặn là nên viết càng ngắn gọn càng tốt. Anh ta gửi về tòa soạn bản tin về một vụ tai nạn như sau:
“Ông T.T.D bật diêm để xem xăng trong xe còn hay không. Xăng còn. Nạn nhân thọ 48 tuổi.”
Nhận xét nào nói đúng về cách viết trên?
A. Ngắn gọn, phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
B. Độc đáo, hấp dẫn người đọc, phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
C. Bảo đảm tính thông tin, tính thời sự của phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Quá ngắn gọn, không phù hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí.
Đáp án: D
Câu 7:
Đối với các bài viết trong một tờ báo, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Không có sự phân biệt rõ ràng đặc điểm phong cách của các bài viết.
B. Tùy theo thể loại, các bài viết có thể mang đặc trưng phong cách khác nhau.
C. Tất cả đều mang đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Có một sự hòa trộn các phong cách khác nhau trong mỗi bài viết.
Đáp án: B
Câu 8:
Cách viết tắt, viết theo những kí tự đặc biệt thường được các bạn trẻ dùng khi “chat” với nhau hiện nay nên hiểu như thế nào?
A. Cách viết phù hợp với đặc điểm phong cách báo điện tử, nên khuyến khích.
B. Cách viết có tính cá nhân, thử nghiệm, là dấu hiệu ngôn ngữ của cư dân trẻ trên mạng.
C. Những cố gắng làm thay đổi tiếng Việt theo hướng hiện đại.
D. Lỗi viết kì quặc, cần bị nghiêm cấm vì chúng ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Đáp án: B
Câu 9:
Về bố cục, bài báo nên được trình bày như thế nào?
A. Rõ ràng, hợp logic, dễ tiếp thu.
B. Bí hiểm, gây tò mò, thu hút sự chú ý.
C. Mập mờ, dẫn đến tình trạng hiểu nước đôi.
D. Thể hiện được tính chiến đấu của báo chí.
Đáp án: A
Câu 10: Đặt tiêu đề cho bản tin sau
"Sau nhiều biện pháp quyết liệt của Chính phủ, các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam dần hạ nhiệt. Sáng 5/4 không ghi nhận ca mắc mới, trong ngày chỉ xác nhận 1 ca bệnh nhưng đã được cách ly tập trung ngay từ khi nhập cảnh.
Đến sáng 6/4 là sáng thứ 2 Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới. Hiện đã có 91/241 bệnh nhân được tuyên bố khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang nằm điều trị, có 52 trường hợp xét nghiệm đã âm tính 1-2 lần.
Để tiếp tục ngăn ngừa dịch Covid-19, cả nước đã thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly toàn xã hội trong 5 ngày qua. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm."
Đặt tiêu đề:
A. Buổi sáng thứ hai không ghi nhận ca mắc mới Covid - 19 tại Việt Nam
B. Việt Nam đã chiến thắng dịch bệnh Covid - 19
C. Covid - 19 đã lan nhanh và tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân
D. Mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Covid - 19
Đáp án: A
Đọc một bài báo và trả lời câu hỏi sau
"Khởi công dự án mở rộng sân đỗ máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
QĐND - Ngày 19-10, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) tổ chức Lễ khởi công dự án "Mở rộng sân đỗ máy bay về phía bắc giai đoạn II, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng". Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXII.
Dự án do ACV làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 420 tỷ đồng; thời gian thi công 11 tháng. Dự án gồm: Xây dựng thêm 4 vị trí đỗ máy bay code C; di chuyển 5 vị trí đỗ máy bay xa đường hạ cất cánh 35R/17L; xây dựng mở rộng sân đỗ máy bay, lề, khu vực dải bảo hiểm. Dự án hoàn thiện và đưa vào khai thác sẽ góp phần tăng năng lực khai thác hoạt động bay của Cảng HKQT Đà Nẵng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường kết nối giữa Đà Nẵng với các tỉnh, thành trong nước và các nước trong khu vực; đồng thời góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh."
Báo Quân đội Nhân dân
Câu 11: Thể loại của văn bản báo chí của bài báo trên?
A. Bản tin
B. Phóng sự
C. Tiểu phẩm
Đáp án: A
Câu 12: Nội dung chính của bản tin là gì?
A. Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXII
B. Thông tin về Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
C. Dự án mở rộng sân đỗ máy bay tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
Đáp án: C
Câu 13: Bài báo trên đã cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu về một bản tin hay chưa?
A. Đủ
B. Chưa đủ
Đáp án: A
Câu 14:
Phóng sự là gì?
A. Là một bản tin có thời gian, địa điểm và sự kiện nhưng được miêu tả, tường thuật chi tiết bằng hình ảnh cụ thể, hấp dẫn, câu văn biểu cảm, từ ngữ sinh động, gây được hứng thú.
B. Là một thể loại của văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong cuộc sống.
C. Là một thể loại của văn học trung đại, tuân theo những quy tắc hành văn nhất định.
Đáp án: A
Đọc bản tin sau và trả lời các câu hỏi:
"Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng nay (20/10), áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông đã mạnh lên thành bão (có tên quốc tế là Saudel).
Cụ thể, hồi 7h cùng ngày, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 124,4 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-dông (Philippines) khoảng 330km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 7h ngày 21/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 740km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 7h ngày 22/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và có khả năng mạnh thêm.
Đến 7h ngày 23/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14."
(Theo Nguyễn Dương - Báo Dân trí)
Câu 15: Đặt tên cho bản tin trên?
A. Bão Saudel sắp vào Biển Đông
B. Dự báo thời tiết cho các tỉnh miền Trung và Nam bộ
C. Dự báo thời tiết cho cả nước vào ngày 20/10
Đáp án: A
Câu 16: Theo em, bản tin trên đã đáp ứng đầy đủ các đặc trưng như tính thông tin thời sự, tính hấp dẫn và tính ngắn gọn của một bản tin hay chưa?
A. Đủ
B. Chưa đủ
Đáp án: A
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi
Nhà...chằn tinh
- Quận Tây Hồ, Hà Nội thêm một sự lạ.
- Lạ gì? Không lẽ lại nắn đường?
- Nắn đường là chuyện xưa rồi Diễm. Đây là xây nhà.
- Ối! Xây nhà thì cũ mèm. Nhưng sao?
- Cấp phép 3 tầng rưỡi nay... mọc thêm 5 tầng rưỡi sau 16 lần sai phạm bị xử lý.
- Ơ hơ! Thế là cứ chém lại mọc thêm. Bác ơi! Chắc là nhà... chằn tinh. Này, sao họ không thừa thắng xốc tới nhỉ?
- Xốc tới làm gì?
- Sai phạm thêm vài lần để... nâng thêm vài tầng. Nhưng họ có phép thuật gì nhỉ?
- Có chứ! Một phép thuật vạn năng.
- Phép thuật nào?
- Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
(Theo báo Sài Gòn giải phóng, ngày 13 - 4 - 2007)
Câu 17: Bài văn trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách ngôn ngữ khoa học
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
C. Phong cách ngôn ngữ đời sống
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Đáp án: D
Câu 18: Bài văn trên thuộc loại văn bản báo chí nào?
A. Bản tin
B. Phóng sự
C. Tiểu phẩm
Đáp án: D
Câu 19:
Nội dung chính của bài văn trên là gì?
A. Chuyện sửa đường ở Hà Nội
B. Chuyện xây dựng nhà ở Hà Nội
C. Chuyện tệ nạn xã hội ở Hà Nội
Đáp án: B
Câu 20: Bài văn trên có sử dụng yếu tố nghệ thuật không?
A. Có
B. Không
Đáp án: A
Câu 21:
Đặt tiêu đề cho bản tin sau
"Sau nhiều biện pháp quyết liệt của Chính phủ, các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam dần hạ nhiệt. Sáng 5/4 không ghi nhận ca mắc mới, trong ngày chỉ xác nhận 1 ca bệnh nhưng đã được cách ly tập trung ngay từ khi nhập cảnh.
Đến sáng 6/4 là sáng thứ 2 Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới. Hiện đã có 91/241 bệnh nhân được tuyên bố khỏi bệnh. Trong số các bệnh nhân đang nằm điều trị, có 52 trường hợp xét nghiệm đã âm tính 1-2 lần.
Để tiếp tục ngăn ngừa dịch Covid-19, cả nước đã thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly toàn xã hội trong 5 ngày qua. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm."
A. Buổi sáng thứ hai không ghi nhận ca mắc mới Covid - 19 tại Việt Nam
B. Việt Nam đã chiến thắng dịch bệnh Covid - 19
C. Covid - 19 đã lan nhanh và tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân
D. Mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Covid - 19
Đáp án: A
Câu 22: Đọc đoạn tin sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày 3 - 2, tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ đón nhận quyết định của Bộ văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc là vùng sơn lâm rộng khoảng 5km2 thuộc núi Giài. Với hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 1967, nơi đây là căn cứ của Tỉnh ủy An Giang, sau đó là căn cứ dự phòng của tỉnh...
(Theo báo Lao động, số 35/2004)
Nội dung chính của đoạn tin trên là gì?
A. Giới thiệu về tỉnh An Giang
B. Giới thiệu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc
C. An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cách mạng quốc gia Ô Tà Sóc
Đáp án: C
Câu 23: Tính thông tin thời sự của bản tin được thể hiện như thế nào?
A. Thời gian: ngày 3/2 tại xã Lương Phi, huyện Tri Ôn, tỉnh An Giang
B. Sự kiện: công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia
C. Cơ quan cấp, nơi được nhận.
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 24: Tính hấp dẫn của bản tin được thể hiện ở chỗ giới thiệu về danh sách danh lam thắng cảnh, các hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở,… thu hút sự chú ý của những người đã từng đến đây. Đồng thời kích thích sự tò mò khám phá của những người chưa từng đến nơi đây. Nhận xét này đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Câu 25: Bản tin và phóng sự có điểm gì khác nhau?
A. Bản tin là đơn vị cơ sở của thông tin báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh “về một sự kiện mới xảy ra được mọi người hoặc một số người quan tâm, nhanh và ngắn gọn. Một bản tin cần có thời gian địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.
B. Phóng sự cũng là một dạng của bản tin nhưng thuộc dạng bản tin mở rộng có tường thuật chi tiết sự kiện, có hình ảnh minh họa để cung cấp cho người đọc thông tin một cách đầy đủ, sinh động, được viết, được tường thuật bằng nhiều cách khác nhau sau khi đã được điều tra xác minh chi tiết, nguyên nhân quá trình hình thành sự kiện nhân vật một cách chính xác.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Chí Phèo - Phần 2: Tác phẩm có đáp án
Trắc nghiệm Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án