TOP 40 câu Trắc nghiệm Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1,446 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

Câu 1:

Khi đọc văn bản trên ta cần đọc như thế nào?

A. Trầm hùng, mạnh mẽ, tự hào

B. Bi lụy, lâm li

C. Tâm tình ngọt ngào

D. Âu sầu tha thiết

Đáp án: A

Câu 2:

Câu văn: “Con người đó ra đi là một tổn thất không sao lường hết được đối với giai cấp vô sản đang đấu tranh ở Châu Âu và Châu Mĩ, đối với khoa học lịch sử.” khẳng định vấn đề gì?

A. Tầm vóc vĩ đại của Mác.

B. Sự tiếc thương vô hạn của mọi người trước sự ra đi của Mác.

C. Niềm tin của giai cấp vô sản trên toàn thế giới đối với Mác.

D. Sự kính trọng của mọi người đối với Mác.

Đáp án: A

Câu 3:

Mác đã có đóng góp to lớn nào khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại"?

A. Là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử. Bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội.

B. Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Đó là phát hiện về giá trị thặng dư.

C. Đem đến cho giai cấp công nhân ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, biến nó thành hành động cách mạng.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 4:

Nội dung văn bản phần đầu (từ đầu đến "bậc vĩ nhân ấy gây ra") thể hiện nội dung gì?

A. Thông báo sự qua đời của Các Mác, một sự tổn thất lớn của nhân loại.

B. Đánh giá những cống hiến vĩ đại của Mác.

C. Bày tỏ sự tiếc thương vô hạn do sự ra đi của Các Mác

D. Khẳng định sự bất tử của Các Mác trong người dân thế giới.

Đáp án: A

Câu 5:

Bài điếu văn "Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác" thể hiện nội dung gì?

A. Bày tỏ tình cảm tiếc thương vô hạn của những người cộng sản trước sự ra đi của Các Mác.

B. Ca ngợi công lao to lớn của Mác đối với toàn nhân loại.

C. Cả hai đều đúng.

D. Cả hai đều sai.

Đáp án: C

Câu 6:

Tác giả của văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” là:

A. A.X.Pu-skin (Nga)

B. R.Ta-go (Ấn Độ)

C. Phri-đrích Ăng-ghen (Đức)

D. A.P.Sê-khốp (Nga)

Đáp án: C

Câu 7:

Nghệ thuật lập luận của bài phát biểu là:

A. Lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp so sánh.

B. Lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp so sánh tầng bậc.

C. Lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp so sánh tương đồng.

D. Lập luận chặt chẽ kết hợp với biện pháp tương phản đối lập.

Đáp án: B

Câu 8:

Nghệ thuật lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản là

A. So sánh, ẩn dụ

B. Phóng đại, tượng trưng

C. So sánh, trùng điệp, tăng tiến

D. Nhân hóa, phóng đại, tượng trưng

Đáp án: C

Câu 9:

Mác đã có đóng góp to lớn nào khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại"?

A. là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử. Bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội.

B. tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Đó là phát hiện về giá trị thặng dư.

C. đem đến cho giai cấp công nhân ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, biến nó thành hành động cách mạng.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 10: Văn bản ba cống hiến vĩ đại của Các Mác ra đời trong hoàn cảnh nào dưới đây?

A. Sau khi Các Mác mất, Ăng- ghen làm bài điếu văn này và đọc trước mộ Mác.

B. Bài viết ra đời khi Các Mác sống những ngày cuối cùng của mình trên giường bệnh

C. Năm1883, Các Mác mất, Ăng- ghen làm bài điếu văn này và đọc trước mộ Mác.

D. Năm 1894, khi Ăng- ghen tưởng nhớ người bạn đã mất.

Đáp án: C

Câu 11: Tác phẩm nào dưới đây là công trình của Phri-đrich Ăng- ghen viết chung với Các Mác?

A. Góp phần phê phán môn Chính trị kinh tế học (1859).

B. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1847).

C. Phê phán cương lĩnh Gô-ta (1875).

D. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen.

Đáp án: B

Câu 12:

Nghệ thuật lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản là

A. So sánh, ẩn dụ

B. Phóng đại, tượng trưng

C. So sánh, trùng điệp, tăng tiến

D. Nhân hóa, phóng đại, tượng trưng

Đáp án: C

Câu 13: Nội dung của văn bản “Ba cống hiến vĩ dại của Các Mác” là gì?

A. Đánh giá cao những cống hiến của Mác và biểu lộ niềm thương tiếc của những người cộng sản đối với người lãnh tụ của mình.

B. Nhắc lại công lao to lớn của Mác đối với phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế.

C. Kể lại những kỉ niệm của tác giả và Các Mác trong những ngày còn hoạt động vì sự nghiệp giải phóng nhân loại.

D. Tiếc thương cho số phận của một người kiệt xuất nhưng phải chịu nhiều đắng cay trong cuộc sống.

Đáp án: A

Câu 14: Tác phẩm nào dưới đây của Các Mác và Ăng-ghen đánh dấu sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Bản thảo kinh tế triết học.

B. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen.

C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

D. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh

Đáp án: C

Câu 15: Văn bản “Ba cống hiến vĩ dại của Các Mác” ra đời trong hoàn cảnh nào dưới đây?

A. Sau khi Các Mác mất, Ăng-ghen thương tiếc nên viết bài này để nhớ lại công lao của Mác.

B. Bài viết này ra đời nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Mác.

C. Bài viết ra đời khi Các Mác sống những ngày cuối cùng của mình trên giường bệnh.

D. Năm 1983, Các Mác mất, Ăng-ghen làm bài điếu văn này và đọc trước mộ Mác.

Đáp án: D

Câu 16: Phri-đrich Ăng-ghen và Các Mác (Karl Marx) là đôi bạn tri kỉ, đôi bạn chiến đấu hiếm thấy trong lịch sử nhân loại, cùng chung tư tưởng, quan điểm trong hàng loạt vấn đề. Ăng-ghen đã chủ động tìm đến với Mác. Hãy cho biết lần đầu tiên họ gặp nhau là năm nào?

A. 1843

B. 1842

C. 1841

D. 1844

Đáp án: B

Câu 17: Mác đã tìm ra quy luật vận động riêng của chủ nghĩa tư bản là:

A. Quy luật kinh tế thị trường.

B. Quy luật cung - cầu

C. Quy luật kinh tế thị trường.

D. Quy luật giá trị thặng dư

Đáp án: D

Câu 18: Theo Ăng-ghen, nếu như Đác-uyn tìm ra quy luật của thế giới hữu cơ thì Mác đã tìm ra:

A. Quy luật phát triển của lịch sử loài người

B. Một cuộc sống mới cho toàn thể nhân loại

C. Con đường giải phóng giai cấp công nhân.

D. Một quy luật khác của thế giới hữu cơ.

Đáp án: A

Câu 19: Học thuyết của Các Mác là sự kế thừa và sáng tạo trên cơ sở:

A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

B. Triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cố điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

C. Học thuyết tê bào của La-mác và học thuyết tiến hóa của Đác-uyn.

D. Truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây.

Đáp án: B

Câu 20: Câu nào dưới đây nằm trong nội dung và cương lĩnh của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” của Các-Mác và Ăng-ghen?

A. Theo hai ông, chủ nghĩa cộng sản cần phải phân chia thành hai giai đoạn phát triển: giai đoạn thấp là Chủ nghĩa xã hội và giai đoạn cao là Chủ nghĩa cộng sản.

B. Là văn kiện mang tính chất cương lĩnh cho các đảng vô sản trên toàn thế giới.

C. Đề xuất tư tưởng chuyên chính vô sản

D. Khẳng định bạo lực cách mạng là quy luật tất yếu trong việc giành chính quyền về tay giai cấp vô sản.

E. Tất cả các ý trên.

Đáp án: E

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ chính luận có đáp án

Trắc nghiệm Một thời đại trong thi ca có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận có đáp án

1 1,446 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: