TOP 40 câu Trắc nghiệm Lưu biệt khi xuất dương (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Lưu biệt khi xuất dương có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 2069 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Lưu biệt khi xuất dương

Bài giảng Ngữ văn 11 Bài: Lưu biệt khi xuất dương

Câu 1: Quan niệm về làm trai của Phan Bội Châu bộc lộ tập trung ở các câu thơ nào ?

A. Hai câu đầu 

B. Bốn câu đầu

C. Hai câu 3 – 4

D. Hai câu 5 – 6

Đáp án: A

Câu 2: Thái độ buộc phải rất rạch ròi của Phan Bội Châu đối với nền học vấn cũ không xuất phát từ nguyên nhân nào trong những nguyên nhân sau ?

A. Từ khát vọng và chí hướng làm trai.

B. Từ ảnh hưởng của sách báo có nội dung cách mạng, duy tân.

C. Từ nỗi nhục, nỗi đau của người dân nô lệ.

D. Từ thái độ muốn đoạn tuyệt với truyền thống.

Đáp án: C

Câu 3: Chữ tớ hay ta (ngã) trong câu thơ: Ư bách niên trung tu hữu ngã, toát ra ý thức như thế nào về sự hiện diện của bản thân mình trong cõi thế gian này?

A. Ý thức đúng mực về cá nhân mình

B. Ý thức mãnh liệt về trách nhiệm cá nhân mình.       

C. Ý thức tự cao tự đại về cá nhân mình. 

D. Ý thức tự ca ngợi về cá nhân mình.

Đáp án: B

Câu 4: Yếu tố nào tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?

A. Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

B. Tư thế con người kì vĩ, khí phách ngang tàn, dám đương đầu với mọi thử thách.

C. Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 5: Nét tiến bộ trong "chí làm trai" của Phan Bội Châu là gì?

A. Từ bỏ con đường quan quyền

B. Nổi tiếng để được lưu danh thiên cổ

C. Thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, với đất nước.

D. Không màng đến việc học hành theo kiểu Nho giáo

Đáp án: C

Câu 6: Dòng nào sau đây rất gần với quan niệm “Sinh vi nam tử yếu hi kì” của Phan Bội Châu nhưng không thuộc thơ văn trung đại ?

A. Đã mang tiếng ở trong trời đất – Phải có danh gì với núi sông.

B. Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán – Phá vòng vây bạn với kim ô.

C. Chí làm trai nam bắc tây đông – Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

D. Làm trai cho đáng nên trai – Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng.

Đáp án: A

Câu 7: Câu thơ nào tác giả muốn khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc

A. Hai câu đề 

B. Hai câu  thực 

C. Hai câu luận

D. Hai câu kết

Đáp án: B

Câu 8:

Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời bài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?

A. Phan Bội Châu viết bài thơ này từ biệt bạn bè, đồng chí khi ông chuẩn bị lên đường sang Nhật.

B. Phan Bội Châu từ biệt một số bằng hữu Trung Quốc, khi bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về nước xét xử.

C. Phan Bội Châu từ biệt bạn bè ở Trung Kì ra Bắc để chuẩn bị thành lập Duy Tân hội.

D. Phan Bội Châu từ biệt lúc đưa Cường Để lên đường sang Nhật.

Đáp án: A

Câu 9:

Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh điều gì trong những điều sau?

A. Tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác.

B. Tính chất lạ lẫm, kì dị của công việc mà kẻ làm trai bị cuốn hút.

C. Tính chất độc đáo, đặc biệt của công việc mà kẻ làm trai phải theo đuổi.

D. Tính chất lừng lẫy của hiệu quả công việc mà kẻ làm trai có thể tạo ra.

Đáp án: A

Câu 10:

Bài thơ nào dưới đây được sáng tác trong cảnh tù đày cũng đề cập đến chí làm trai giữa vũ trụ bao la?

A. Đập đá Côn Lôn của Phan Châu Trinh.

B. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

C. Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

D. Khi con tu hú của Tố Hữu

Đáp án: A

Câu 11:

Dòng nào sau đây nói đúng năm sinh và năm mất của Phan Bội Châu?

A. Sinh năm 1910, mất năm 1942.

B. Sinh năm 1915, mất năm 1951.

C. Sinh năm 1867, mất năm 1940.

D. Sinh năm 1912, mất năm 1939

Đáp án: C

Câu 12:

Bài thơ ''Lưu biệt khi xuất dương” là của tác giả nào sau đây?

A. Phan Bội Châu

B. Trần Cao Vân

C. Huỳnh Thúc Kháng

D. Phan Châu Trinh

Đáp án: A

Câu 13:

Địa danh nào sau đây là quê hương của Phan Bội Châu?

A. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội

B. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội

C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.

D. Làng Đan Nhiệm (xã Nam Hoà), huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Đáp án: D

Câu 14:

Âm hưởng hào hùng ở 2 câu kết suy cho cùng toát ra từ đâu?

A. Từ hình ảnh kì vĩ (trường phong, bạch lãng).

B. Từ cách dùng từ, phối thanh, ngắt nhịp.

C. Từ ý, tứ của câu thơ.

D. Từ hùng tâm tráng chí của nhân vật trữ tình.

Đáp án: D

Câu 15:

Hình ảnh kì vĩ của bậc nam tử trong 4 câu thơ đầu được vẽ trên một tấm phông rất kì vĩ, tương xứng, đó là tấm phông nào?

A. Không gian và con người kì vĩ

B. Thời gian và thiên nhiên kì vĩ

C. Không gian và thời gian kì vĩ

D. Thiên nhiên và không gian kì vĩ

Đáp án: C

Câu 16: Âm hưởng hào hùng ở hai câu kết suy cho cùng toát ra từ đâu?

A. Từ hình ảnh kì vĩ (trường phong, bạch lãng).

B. Từ cách dùng từ, phối thanh, ngắt nhịp.

C. Từ ý, tứ của câu thơ.

D. Từ hùng tâm tráng chí của nhân vật trữ tình.

Đáp án: D

Câu 17:Trong câu thơ “Làm trai phải lạ ở trên đời”, cụm từ "phải lạ ở trên đời" có thể hiểu là:

A. làm những việc khác người, thể hiện cá tính của bản thân.

B. làm một việc gì đó khác lạ lớn lao cho cuộc đời, không sống tầm thường thụ động.

C. làm được một việc phi thường mà chưa ai từng làm được.

D. làm một việc mang lại thành tựu rực rỡ

Đáp án: B

Câu 18:

Biệt hiệu nào sau đây không phải của nhà thơ Phan Bội Châu?

A. Hải Thu

B. Nhất Thanh

C. Thị Hán

D. Độc Tỉnh Tử

Đáp án: B

Câu 19:

Năm 1925 thực dân Pháp bắt được Phan Bội Châu ở đâu?

A. Cao Bằng

B. Hong Kong

C. Pháp

D. Trung Quốc

Đáp án: D

Câu 20:

Thái độ của Phan Bội Châu với nền học vấn cũ bộc lộ trực tiếp qua những câu thơ nào ?

A. Hai câu đề (1 – 2 )

B. Hai câu thực (3 – 4 )

C. Hai câu luận (5 – 6 )

D. Bốn câu thực, luận (3 – 6)

Đáp án: C

Câu 21: Câu thơ “Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di” trong mối quan hệ với câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì”, nên diễn ý theo cách nào sau đây là rõ và phù hợp nhất với quan niệm về chí làm trai của tác giả ?

A. Lẽ nào để trời đất tự vần xoay tới đâu thì tới, mình là kẻ đứng ngoài, vô can?

B. Lẽ nào lại để mặc kệ trời đất tự vần xoay theo quy luật lạnh lùng của nó ?

C. Lẽ nào mình không có duyên phận gì với việc vần xoay của trời đất ?

D. Lẽ nào có thể đứng khoanh tay nhìn trời đất tự vần xoay tới đâu thì tới ?

Đáp án: A

Câu 22: Vì sao Phan Bội Châu còn được gọi là "ông già Bến Ngự"?

A. Vì ông bị bắt giam và mất ở đấy

B. Vì ông sống nhiều ở đấy

C. Vì ông hoạt động cách mạng chủ yếu ở đấy

D. Vì ông rất nặng tình nghĩa với nơi ấy

Đáp án: A

Câu 23:

Dòng nào sau đây nêu được thông tin chính xác về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu ?

A. 1905, khi chia tay các đồng chí trong Duy tân hội.

B. 1905, khi chia tay các đồng chí trong Đông du hội.

C. 1912, khi chia tay các đồng chí trong Việt Nam Quang phục hội.

D. 1904, khi chia tay các đồng chí trong Duy tân hội.

Đáp án: A

Câu 24:

Trong câu thơ Làm trai phải lạ ở trên đời, cụm từ "phải lạ ở trên đời" có thể hiểu là:

A. làm những việc khác người, thể hiện cá tính của bản thân.

B. làm một việc gì đó khác lạ lớn lao cho cuộc đời, không sống tầm thường thụ động.

C. làm được một việc phi thường mà chưa ai từng làm được.

D. làm một việc mang lại thành tựu rực rỡ

Đáp án: B

Câu 25: Đóng góp chủ yếu của sự nghiệp văn chương Phan Bội Châu đối với văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?

A. Đổi mới và đa dạng hoá nội dung thơ văn trữ tình

B. Đổi mới và đa dạng hoá văn tuyên truyền, cổ động

C. Đổi mới và đa dạng hoá tiểu thuyết

D. Đổi mới và đa dạng hoá các thể loại văn xuôi tiếng việt

Đáp án: B

Câu 26:

Hình ảnh kì vĩ của bậc nam tử trong bốn câu thơ đầu được vẽ trên một tấm phông rất kì vĩ, tương xứng, đó là tấm phông nào?

A. Không gian và con người kì vĩ

B. Thời gian và thiên nhiên kì vĩ

C. Không gian và thời gian kì vĩ

D. Thiên nhiên và không gian kì vĩ

Đáp án: C

Câu 27:

Tư tướng mới mẻ, táo bạo của Phan Bội Châu được thể hiện rõ nét qua hai câu thơ nào?

A.Làm trai phải lạ ở trên dời/ Há dể càn khôn tự chuyển dời.

B. Trong khoảng càn khôn cần có tớ/ Sau này muôn thuở, há không ai.

C. Non sông đã chết sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.

D. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Đáp án: D

Câu 28:

Chữ tớ hay ta (ngã) trong câu thơ thứ ba toát ra ý thức như thế nào về sự hiện diện của bản thân mình trong cõi thế gian này?

A. Ý thức mãnh liệt về cá nhân mình

B. Ý thức đúng mực về cá nhân mình

C. Ý thức tự cao tự đại về cá nhân mình

Đáp án: A

Câu 29:

Bài thư nào dưới dãy được sáng tác trong cảnh tù đày cũng đề cập đến chí làm trai giữa vũ trụ bao la?

A. Đập đá Côn Lôn của Phan Châu Trinh.

B. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

C. Khi con tu hú của Tố Hữu.

D.Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

Đáp án: B

Câu 30:

Câu nào trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” cho thấy Phan Bội Châu đã hoàn toàn đoạn tuyệt với những tư tưởng xưa cũ?

A. Há đế càn khôn tự chuyên dời.

B. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài,

C. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió.

D. Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Nghĩa của câu có đáp án

Trắc nghiệm Hầu trời có đáp án

Trắc nghiệm Nghĩa của câu (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Vội vàng có đáp án

Trắc nghiệm Thao tác lập luận bác bỏ có đáp án

1 2069 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: