TOP 40 câu Trắc nghiệm Lẽ ghét thương (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Lẽ ghét thương có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Lẽ ghét thương
Bài giảng Ngữ văn 11 Lẽ ghét thương
A. Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu
Câu 1: "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác khi nào?
A. Khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định
B. Khi ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định
C. Khi chịu tang mẹ
D. Khi ông cùng gia đình xuôi về vùng lánh nạn ở Bến Tre
Đáp án: A
Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào khoảng đầu giữa những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho nhân dân ở Gia Định.
Câu 2: Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:
A. Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.
B. Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.
C. Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.
D. Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyễn Đình Chiểu được xem là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc.
Câu 3: Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Con người nhân hậu
B. Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
C. Con người thủy chung
D. Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
Đáp án: D
Giải thích: Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang nặng tư tưởng đạo đức nhân nghĩa. Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho. Vì vậy, mẫu người lí tưởng trong các sáng tác của ông là con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.
Câu 4: Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm.
B. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân trong văn học Việt
C. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian
D. Ông đề cao tư tưởng Nho gia
Đáp án: C
Giải thích: Đặc điểm vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là nghệ thuật trong bài Thương vợ của Tú Xương.
Câu 5: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:
A. Trung Bộ
B. Bắc Bộ
C. Nam Bộ
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: C
Giải thích: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm sắc thái của Nam Bộ, bình dị, chân chất.
Câu 6: Tác phẩm nào không phải là sáng tác giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
A. Dương Tư - Hà Mậu , Truyện Lục Vân Tiên
B. Chạy giặc
C. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
D. Văn tế Trương Định
Đáp án: A
Giải thích: Tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu là sáng tác ở giai đoạn đầu
Câu 7: Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?
A. Sĩ phu yêu nước
B. Thầy đồ, thầy thuốc
C. Nhà thơ
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: Nguyễn Đình Chiểu vừa là nhà thơ, thầy đồ, thầy thuốc. Đồng thời, ông cũng là một sĩ phu yêu nước chân chính.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
A. Cuộc đời ông gặp nhiều mất mát, gian truân.
B. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh. Nhưng sau đó chữa khỏi được.
C. Nguyễn Đình Chiểu bị hôn thê bội ước
D. Sau khi đóng cửa chịu tang, ông mở trường dạy học và làm thuốc.\
Đáp án: B
Giải thích: Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì nghe tin mẹ mất tại Sài Gòn. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.
Câu 9: Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?
A. Nông dân
B. Nho giáo
C. Quan lại đã sa sút
D. Gia đình có truyền thống đấu tranh cách mạng
Đáp án: B
Giải thích: Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình nhà nho.
Câu 10: Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?
A. Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định
B. Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương
C. Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
D. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định
Đáp án: A
Giải thích: Nguyễn Đình Chiểu sinh ra tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).
B. Tìm hiểu chung về Lẽ ghét thương
Câu 1: "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng chữ:
A. Hán
B. Nôm
C. Chữ quốc ngữ
D. Chữ khác
Đáp án: B
Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng chữ Nôm.
Câu 2: Thể loại của "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu là:
A. Truyện thơ Nôm
B. Thơ văn xuôi
C. Truyện dài
D. Thơ trữ tình
Đáp án: A
Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên thuộc loại truyện thơ Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian. Ngay từ khi ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì đón nhận và lưu truyền rộng rãi
Câu 3:
Nội dung sau đúng hay sai? “Lẽ ghét thương kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quan của ông trước lúc vào trường thi”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích: - Lẽ ghét thương là đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 của Truyện Lục Vân Tiên, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.
Câu 4: Ông Quán là biểu tượng của tình cảm yêu ghét, phân minh trong sáng của ai?
A. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
B. Quần chúng
C. Lục Vân Tiên
D. Bùi Kiệm
Đáp án: B
Giải thích: Ông Quán chỉ là một nhân vật phụ trong truyện nhưng lại rất được yêu thích, bởi lẽ đó là biểu tượng của tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng của quần chúng.
Câu 5: "Truyện Lục Vân Tiên" được viết bằng thể thơ nào sau đây?
A. Thất ngôn bát cú
B. Song thất lục bát
C. Lục bát
D. Thất ngôn trường thiên
Đáp án: C
Giải thích: Tác phẩm được viết bằng thể thơ lục bát, thể thơ của văn học dân gian.
Câu 6: Vị trí của đoạn trích "Lẽ ghét thương" trong tác phẩm "Truyện Lục Vân Tiên"?
A. Từ câu 473 đến câu 504 của tác phẩm
B. Từ câu 437 đến câu 540 của tác phẩm
C. Từ câu 347 đến câu 504 của tác phẩm
D. Từu câu 437 đến câu 405 của tác phẩm
Đáp án: A
Giải thích: Lẽ ghét thương là đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 của tác phẩm Lục Vân Tiên.
Câu 7: Đoạn trích "Lẽ ghét thương" được trích từ tác phẩm nào?
A. Ngư, tiều y thuật vấn đáp – Nguyễn Đình Chiểu
B. Dương Từ - Hà Mậu – Nguyễn Đình Chiểu
C. Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu
D. Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu
Đáp án: C
Giải thích: Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
Câu 8: Thể loại của "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu là:
A. Truyện thơ Nôm
B. Thơ văn xuôi
C. Truyện dài
D. Thơ trữ tình
Đáp án: A
Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên thuộc loại truyện thơ Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian. Ngay từ khi ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì đón nhận và lưu truyền rộng rãi
Câu 9: "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng chữ:
A. Hán
B. Nôm
C. Chữ quốc ngữ
D. Chữ khác
Đáp án: B
Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng chữ Nôm.
Câu 10: "Truyện Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác khi nào?
A. Khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định
B. Khi ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định
C. Khi chịu tang mẹ
D. Khi ông cùng gia đình xuôi về vùng lánh nạn ở Bến Tre
Đáp án: A
Giải thích: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào khoảng đầu giữa những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho nhân dân ở Gia Định.
C. Phân tích Lẽ ghét thương
Câu 1: Hai câu kết sử dụng nghệ thuật gì?
A. Nghệ thuật tiểu đối
B. Điệp ngữ
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: C
Giải thích:
- Điệp ngữ “nửa phần”
- Nghệ thuật tiểu đối “thương”, “ghét”
=> Tuy nói chuyện sử sách nhưng ít nhiều đều phù hợp với chế độ thối nát của nhà Nguyễn và tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu lúc bấy giờ.
Câu 2: “Các danh sĩ là những người đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu” Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
- Đúng
- Các danh sĩ là những người cũng đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu cũng muốn giúp đời, lập nên nhiều công danh nhưng cuộc đời đầy bất hạnh, lại thêm thời thế đầy nhiễu nhương.
Câu 3: Những danh sĩ trong sử sách được tác giả nhắc đến, họ đều có đặc điểm chung là gì?
A. Giữ chức quan cao trong triều đình
B. Văn võ song toàn
C. Họ đều là người có tài, có chí muốn hành đạo, giúp đời, giúp dân nhưng vì thời cuộc đều không đạt được sở nguyện
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: C
Giải thích: Điểm chung giữa các danh sĩ trong sử sách: Họ đều là những người có tài, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng vì thời cuộc đều không đạt được sở nguyện.
Câu 4: Các nhân vật không được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:
A. Khổng Tử, Nhan Tử, Đồng Tử
B. Vương Chiêu Quân
C. Gia Cát
D. Nguyên Lượng
E. Tây Thi
F. Hàn Dũ
G. Liêm, Trạc
Đáp án: B
Giải thích: Vương Chiêu Quân và Tây Thi là hai trong bốn tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc, gồm Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Qúy Phi.
Câu 5:
Bốn dòng thơ “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm”, “Ghét đời U, Lệ đa đoan”; “Ghét đời Ngũ bá phân vân”; “Ghét đời thúc quý phân băng”. Đó là những triều đại mà ông Quán ghét. Những triều đại đó giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Vua chúa vô đạo, thối nát.
B. Vua chúa gây chiến tranh để thoả mãn tham vọng quyền lực.
C. Vua chúa xa xỉ và mê dâm.
D. Vua chúa không chăm lo đời sống của nhân dân.
Đáp án: D
Giải thích: Điểm giống nhau: Vua chúa không chăm lo đến đời sống của nhân dân, khiến nhân dân lầm than.
Câu 6: Nghệ thuật không được sử dụng trong bốn câu thơ sau là :
“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”
A. Điệp từ
B. Hoán dụ
C. Đối
D. Liệt kê
Đáp án: B
Giải thích:
Nghệ thuật được sử dụng:
- Điệp từ “ghét”, “đời”, “dân”.
- Liệt kê các điển cố : Kiệt, Trụ, U, Lệ
- Nghệ thuật đối giữa vua quan với dân
=> Tác dụng: Tác giả nhấn mạnh nỗi căm ghét những tên vua dâm ác, tàn bạo, những kẻ đã gây ra hệ lụy chiến tranh, loạn lạc và bộc lộ lòng thương xót sâu sắc đối với người dân vô tội
Câu 7: Những triều đại mà ông Quán ghét, được liệt kê trong đoạn trích Lẽ ghét thương là:
A. Đời Kiệt, Trụ
B. Đời U, Lệ
C. Đời Ngũ bá
D. Đời thúc quý
E. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: E
Giải thích:
Các thế lực cầm quyền bạo tàn:
- Đời Kiệt, Trụ mê dâm
- Đời U, Lệ đa đoan
Câu 8:
Đâu là gốc rễ, nguyên nhân sâu xa của nỗi ghét thương của tác giả?
A. Bởi tình thương dân sâu sắc
B. Bởi ông tôn thờ đạo đức Nho giáo
C. Bởi nỗi niềm riêng tư của tác giả
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: A
Giải thích: Xuất phát từ tấm lòng yêu thương dân sâu sắc nên ghét những kẻ làm hại dân.
Câu 9:
Câu thơ nào dưới đây chĩ rõ căn nguyên chuyện ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
A. “Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa”
B. “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”
C. “Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”
D. “Quán rằng :”Ghét việc tầm phào,”
Đáp án: B
Giải thích:
“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”
Biết ghét vì biết thương. Vì thương dân nên ghét những kẻ làm hại dân. Ông Quán bày tỏ thái độ thương ghét của mình.
=> Đây là câu nói có tính chất khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cả đoạn trích. Tác giả lí giải căn nguyên chuyện ghét thương của mình.
Câu 10:
Nhân vật ông Quán là:
A. Nhân vật chính nghĩa
B. Nhân vật phi nghĩa
C. Nhân vật chức năng
D. Nhân vật chính
Đáp án: A
Giải thích: Nhân vật ông Quán (chủ quán rượu) thuộc lực lượng chính nghĩa hỗ trợ nhân vật chính (trên đường đi tìm chính nghĩa). Ông Quán có phong thái của một nhà nho ở ẩn, am tường kinh sử, và quặn lòng với những kẻ làm băng hoại xã hội, đau khổ dân lành.
Câu 11:
Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?
A. Nông dân
B. Nho giáo
C. Quan lại đã sa sút
D. Gia đình có truyền thống đấu tranh cách mạng
Đáp án: B
Câu 12:
Ông Quán trong đoạn trích là biểu tượng
A. Tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng của quần chúng nhân dân.
B. Đề cao tinh thần nhân nghĩa, khát vọng về một xã hội tốt đẹp.
C. Tinh thần quật khởi chống giặc ngoại xâm.
D. Xung đột giữa cái thiện và cái ác.
Đáp án: A
Câu 13:
“Lẽ ghét thương” là đoạn trích trong tác phẩm nào?
A. Văn tết nghĩa sĩ Cần Giuộc
B. Ngư, tiều y thuật vấn đáp
C. Dương Từ - Hà Mậu
D. Truyện Lục Vân Tiên
Đáp án: D
Câu 14:
Hai từ “thánh nhân” trong câu thơ: “Thương là thương đức thánh nhân” trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” là nói đến nhân vật nào sau đây?
A. Lão Tử
B. Khổng Tử
C. Trang Tử
D. Mạnh Tử
Đáp án: B
Câu 15:
Về phương diện thủ pháp nghệ thuật, yếu tố nào tạo sự hấp dẫn và độc đáo của đoạn trích “Lẽ ghét thương”?
A. Những câu thơ đầy tính triết lí nhân sinh.
B. Sự phong phú qua lượng điển tích, điển cố sử dụng trong đoạn trích.
C. Lời lẽ mộc mạc, giản dị, giọng điệu trầm lắng.
D. Những cảm xúc trong sáng cao cả.
Đáp án: C
Câu 16:
Trong thái độ ghét - thương của ông Quán, thể hiện quan niệm, tư tưởng gì?
A. Quan niệm về đạo đức Nho giáo.
B. Quan niệm về đạo đức Lão giáo.
C. Tư tưởng yêu nước thương dân.
D. Tư tưởng công bình xã hội.
Đáp án: C
Câu 17:
Thái độ của ông Quản trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” xuất phát từ điều gì?
A. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân.
B. Xuất phát từ quan điểm “Trung quân”.
C. Xuất phát từ quan niệm mang tính lí tưởng về trật tự xã hội phong kiến.
D. Xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến.
Đáp án: A
Câu 18:
Bốn dòng thơ “Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Ghét đời U, Lệ đa đoan; Ghét đời Ngũ bá phân vân; ghét đời thúc quý phân băng”. Đó là những triều đại mà ông Quán ghét. Những triều đại đó giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Vua chúa vô đạo, thối nát.
B. Vua chúa gây chiến tranh để thoả mãn tham vọng quyền lực.
C. Vua chúa xa xỉ và mê dâm.
D. Vua chúa không chăm lo đời sống của nhân dân.
Đáp án: D
Câu 19:
Ông Quán trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” là người “phát ngôn” cho tư tưởng, tình cảm của ai?
A. Nguyễn Đình Chiểu (tác giả)
B. Lục Vân Tiên
C. Nhân dân
D. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.
Đáp án: A
Câu 20:
“Truyện Lục Vân Tiên” được Nguyễn Đình Chiểu viết bằng:
A. Chữ Nôm
B. Chữ Hán
C. Xen kẽ giữa Hán và Nôm
D. Chữ Quốc ngữ.
Đáp án: A
Câu 21:
“Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng thể thơ nào sau đây?
A. Thất ngôn bát cú
B. Cổ phong
C. Song thất lục bát
D. Lục bát
Đáp án: D
Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Chạy giặc có đáp án
Trắc nghiệm Bài ca phong cảnh Hương Sơn có đáp án
Trắc nghiệm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án