TOP 40 câu Trắc nghiệm Nghĩa của câu (có đáp án 2023)– Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Nghĩa của câu có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1398 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Nghĩa của câu

Câu 1: Khái niệm của nghĩa sự việc?

A. Là nghĩa đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc)

B. Bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.

C. Là mệnh lệnh đối với một hành động liên quan đến sự việc nào đó.

Đáp án: A

Câu 2: Khái niệm của nghĩa tình thái?

A. Là nghĩa đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc)

B. Bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.

C. Là mệnh lệnh đối với một hành động liên quan đến sự việc nào đó.

Đáp án: B

Câu 3: Nghĩa sự việc được biểu hiện như thế nào?

A. Thường được biểu hiện nhờ các thành phần phụ của câu.

B. Thường được biểu hiện nhờ chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

C. Thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

Đáp án: C

Câu 4: Nghĩa của câu có mấy thành phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Câu 5: Liệt kê thành phần nghĩa của câu?

A. Nghĩa sự việc, nghĩa tình thái

B. Nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa bổ sung

C. Nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai, nghĩa thứ ba, nghĩa thứ tư

D. Nghĩa sự việc, nghĩa cụ thể, nghĩa bao quát, nghĩa chi tiết.

Đáp án: A

Câu 6: Cho 2 câu

a. Thằng bé ăn mỗi một bát cơm.

b. Thằng bé ăn những một bát cơm.

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cả 2 câu cùng có nghĩa sự việc giống nhau, là thằng bé “ăn một bát cơm’.

B. Trong cả 2 câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé “ăn một bát cơm” là ít.

C. Trong cả 2 câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé “ăn một bát cơm” là nhiều.

D. Cả 2 câu biểu thị cùng một thái độ hay cách đánh giá của người nói (viết).

Đáp án: A

Câu 7:

Khi thị Nở nghĩ về Chí Phèo: “Phải cho hắn ăn tí gì mới được”, thì ý của thị là:

A. Việc cho Chí Phèo “ăn tí gì” là việc không có gì cấp thiết.

B. Việc cho Chí Phèo “ăn tí gì” không phải là trách nhiệm của thị.

C. Việc cho Chí Phèo “ăn tí gì” là việc rất khó khăn.

D. Việc cho Chí Phèo “ăn tí gì” là trách nhiệm của thị.

Đáp án: D

Câu 8:

Qua suy nghĩ của Thị Nở về Chí Phèo: “Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết”, ta có thể rút ra kết luận nào sau đây?

A. Không biết hôm qua Chí Phèo sống hay chết.

B. Hôm qua Chí Phèo đã may mắn thoát chết.

C. Hôm qua Chí Phèo đã chết oan uổng.

D. Không thể kết luận gì về sự sống chết của Chí Phèo hôm qua.

Đáp án: B

Câu 9:

Cho 2 câu:

- Bây giờ mới tám giờ.

- Bây giờ đã tám giờ.

 Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Trong cả 2 câu, người nói (viết) không thể hiện thái độ hay cách đánh giá nào cả.

B. Trong cả 2 câu, người nói (viết) cho rằng “tám giờ” là muộn.

C. Trong cả 2 câu, người nói (viết) cho rằng “tám giờ” là sớm.

D. Hai câu biểu thị 2 thái độ hay cách đánh giá khác nhau của người nói (viết).

Đáp án: D

Câu 10:

Khi viết: “Cũng may thị Nở vào” thì tác giả cho rằng: 

A. Việc “thị Nở vào” là một việc chưa xảy ra.

B. Việc “thị Nở vào” là một việc có thể xảy ra.

C. Việc “thị Nở vào” là một việc chắc chắn xảy ra.

D. Việc “thị Nở vào” là một việc đã xảy ra.

Đáp án: D

Câu 11:

Dòng nào sau đây đúng về nghĩa tình thái của câu?

A. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.

B. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 12:

Sự nhìn nhận, đánh giá, và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu có thể hiểu là Khi đề cập đến sự việc nào đó người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Đó có thể là sự tin tưởng chắc chắn, sự hoài nghi, sự phỏng đoán, sự đánh giá cao hay thấp, sự tốt hay xấu, sự nhấn mạnh hay coi nhẹ...đối với sự việc. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 13:

Những từ nào thể hiện nghĩa tình thái của câu khẳng định tính chân thực của sự việc?

A. Sự thật là

B. Quả thật

C. Chắc là

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 14: Từ nào sau đây không thể hiện nghĩa tình thái của câu về đánh giá mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc?

A. Có đến

B. Chỉ

C. Là cùng

D. Chắc

Đáp án: D

Câu 15:

Từ nào không thể hiện nghĩa tình thái của câu về đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra?

A. Giá thử

B. Chắc hẳn

C. Nếu như

D. Toan

Đáp án: B

Câu 16:

Dòng nào thể hiện nghĩa tình thái của câu về khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc?

A. Phải

B. Không thể

C. Nhất định

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 17:

Nghĩa tình thái của câu thể hiện rõ tình cảm, thái độ của người nói với người nghe thông qua các từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 18:

Câu văn sau thể hiện thái độ gì của người nói với người nghe: "Em thắp đèn lên chị Liên nhé?"

A. Tình cảm thân mật, gần gũi

B. Thái độ bực tức, hách dịch

C. Thái độ kính cẩn

D. Thái độ nể trọng

Đáp án: A

Câu 19:

Câu văn nào sau đây thể hiện nghĩa tình thái về khẳng định tính chân thực của sự việc?

A. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp

B. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc lá là cùng.

C. Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

D. Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi.

Đáp án: A

Câu 20:

Câu văn sau đây thể hiện thái độ gì của người nói đối với người nghe: "Người loong toong đáp: " - Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà Nội về trình sổ sách."

A. Tình cảm thân mật, gần gũi

B. Thái độ bực tức, hách dịch

C. Thái độ kính cẩn

D. Thái độ nể trọng

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hầu trời có đáp án

Trắc nghiệm Nghĩa của câu (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Vội vàng có đáp án

Trắc nghiệm Thao tác lập luận bác bỏ có đáp án

Trắc nghiệm Tràng Giang có đáp án

1 1398 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: