TOP 40 câu Trắc nghiệm Bài thơ số 28 (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Bài thơ số 28 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1,164 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Bài thơ số 28

Câu 1:

Câu nào dưới đây nhận định đúng về giọng thơ đặc trưng của Ta-go?

A. Giàu chất trữ tình và triết lí

B. Giàu chất tự sự và triết lí

C. Giàu chất tự sự và trữ tình

D. Giàu chất trữ tình và sử thi

Đáp án: A

Câu 2:

Trong tập thơ “Người làm vườn”, Ta-go quan niệm cuộc đời giống như:

A. Một giọt sương sớm ban mai.

B. Một dòng sông chảy mãi không ngừng.

C. Một vườn hoa đẹp.

D. Một bản tình ca làm ngây ngất lòng người.

Đáp án: C

Câu 3:

R.Ta-go là nhà văn, nhà thơ nước nào?

A. Hy Lạp

B. Ấn Độ

C. Pháp

D. Anh

Đáp án: B

Câu 4:

“Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh - Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”. Đó là hình tượng so sánh thể hiện điều gì?

A. Đôi mắt của người yêu vừa đẹp vừa huyền ảo như bóng trăng thăm thẳm trong lòng đại dương.

B. Khao khát của người tình muốn thấu hiểu trái tim, thấu hiểu tình yêu của người mình yêu.

C. Sự bí ẩn trong tâm hồn con người.

D. Đôi mắt của người yêu vừa đẹp vừa êm dịu như vầng trăng.

Đáp án: B

Câu 5:

Câu nào dưới đây nói về giọng thơ của “Bài thơ số 28”?

A. Nhẹ nhàng, êm thấm, dễ đi vào lòng người.

B. Giàu chất lãng mạn và tính hiện thực.

C. Giàu chất lãng mạn và tính hiện thực.

D. Giàu chất trữ tình và chất triết lí.

Đáp án: C

Câu 6:

Trong “Bài thơ số 28”, nhà thơ muốn nhấn mạnh sự khác biệt nào giữa hình tượng viên ngọc, đoá hoa với trái tim?

A. Viên ngọc và đoá hoa là của thiên nhiên, còn trái tim là của con người.

B. Ngọc có thể nát, hoa có thế tàn, còn trái tim con người thì vĩnh cửu.

C. Viên ngọc và đoá hoa là hữu hình, là cụ thể, có thể nắm bắt trọn vẹn được, còn trái tim con người thì không thể.

D. Ngọc quý, hoa thơm, còn trái tim con người không có điều đó.

Đáp án: C

Câu 7:

Mang lại giải Nô-ben văn học cho R.Ta-go là:

A. Tập thơ “Người làm vườn”.

B. Bài thơ sô 28.

C. 12 bộ tiểu thuyết.

D. Tập “Thơ Dâng”.

Đáp án: D

Câu 8:

Với “Bài thơ số 28”, tác giả R.Ta-go muốn khẳng định một điều thuộc về bản chất của tình yêu là gì?

A. Tình yêu luôn luôn là tình cảm bất diệt nhất.

B. Tình yêu không có bến bờ của nó như lòng người không có độ sâu.

C. Tình yêu là sự tự nguyện của cả hai người, không có sự gượng ép trong tình yêu.

D. Tình yêu là sự đồng điệu, hòa hợp dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau.

Đáp án: D

Câu 9:

Câu thơ nào thâu tóm được linh hồn, ý nghĩa của toàn bài thơ về sự gần gũi, giản đơn mà vô cùng kì diệu, bí ẩn của tình yêu?

A. Em là nữ hoàng của vương quốc đó - Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.

B. Anh không giấu em một điều gì - Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

C. Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy - Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

D. Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim - Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.

Đáp án: C

Câu 10:

Hai câu thơ:

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả

thể hiện điều gì trong tình yêu?

A. Sự bao la, rộng lớn và cao vợi của tình yêu.

B. Sự vĩnh cửu của một tình yêu đẹp.

C. Sự khao khát tìm tòi, khám phá trong tình yêu.

D. Sự diệu kì của tình yêu.

Đáp án: C

Câu 11:

“Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh – Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”. Đó là hình tượng so sánh thể hiện điều gì?

A. Đôi mắt của người yêu vừa đẹp vừa huyền ảo như bóng trăng thăm thẳm trong lòng đại dương.

B. Khao khát của người tình muốn thấu hiểu trái tim, thấu hiểu tình yêu của người mình yêu.

C. Sự bí ẩn trong tâm hồn con người.

D. Đôi mắt của người yêu vừa đẹp vừa êm dịu như vầng trăng.

Đáp án: B

Câu 12: Hai câu thơ:

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả thể hiện điều gì trong tình yêu?

A. Sự bao la, rộng lớn và cao vợi của tình yêu.

B. Sự vĩnh cửu của một tình yêu đẹp.

C. Sự khao khát tìm tòi, khám phá trong tình yêu.

D. Sự diệu kì của tình yêu.

Đáp án: C

Câu 13: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu thơ sau:

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

A. Hoán dụ

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ

D. So sánh.

Đáp án: D

Câu 14: Điều kì diệu của tình yêu được tác giả diễn tả qua những nghịch lí hết sức độc đáo. Hai câu nào dưới đây trong bài thơ không nói lên sự nghịch lí đó?

A. Anh không giấu em một điều gì

B. Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

C. Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú.

D. Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Đáp án: C

Câu 15: Câu nào dưới đây không nói về tập thơ “Người làm vườn” của Ta-go?

A. Tên tập thơ gợi hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời.

B. Gồm 85 bài thơ, được viết bằng tiếng Ben-gan, sau được dịch sang tiếng Anh và xuất bản vào năm 1914.

C. Tập thơ được xuất bản bằng tiếng Ben-gan và tiếng Anh ở nhiều nước trên thế giới.

D. Tập thơ rất tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta-go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ, vừa bao quát tinh thần của nhân loại.

Đáp án: C

Câu 16: Câu nào dưới đây nói đúng về tác giả R.Ta-go?

A. Là người châu Á đầu tiên nhận giải Nô-ben văn học vào năm 1913

B. Là người đầu tiên trên thế giới nhận giải Nô-ben về văn học vào năm 1913.

C. Là người đầu tiên nhận giải Nô-ben vào năm 1913.

D. Là người châu Âu đầu tiên nhận giải Nô-ben văn học.

Đáp án: A

Câu 17: Câu nào dưới đây không chứa nghịch lí ?

A. Anh không giấu em một điều gì – Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

B. Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim – Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.

C. Em là nữ hoàng của vương quốc đó – Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.

D. Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy – Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

Đáp án: A

Câu 18:

Từ nào không phải là “từ chìa khóa” có thể mở ra cấu tứ và chủ đề của bài thơ ?

A. Đời anh

B. Đôi mắt em

C. Trái tim

D. Viên ngọc

E. Tình yêu

Đáp án: E

Câu 19:

Nhà thơ muốn nhấn mạnh sự khác biệt nào giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim?

A. Viên ngọc và đóa hoa là của thiên nhiên, còn trái tim là của con người

B. Viên ngọc và đóa hoa cụ thể, hữu hình, có thể nắm bắt trọn vẹn được ; còn trái tim con người thì không thể.

C. Ngọc quý, hoa thơm ; trái tim con người không có những phẩm chất đó.

D. Ngọc có thể nát, hoa có thể tàn ; còn trái tim con người thì vĩnh cửu.

Đáp án:  B

Câu 20:

“Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu – Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên”. Ý nghĩa của câu này giống với câu nào dưới đây ?

A. Tình yêu là mật hoa (Vích-to Huy-gô)

B. Ái tình là một liều thuốc đắng (Mông-tét-xki-ơ)

C. Ái tình là khói sinh ra bởi hơi thở của nghẹn ngào (Uy-li-am Sếch-xpia)

D. Tình yêu ơi khi ngươi đến – Với ngọn đèn khổ đau bừng sáng trong tay – Ta có thể nhìn thấy mặt ngươi – Và biết ngươi là tuyệt vời hạnh phúc (Ta-go)

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt có đáp án

Trắc nghiệm Người trong bao có đáp án

Trắc nghiệm Thao tác lập luận bình luận có đáp án

Trắc nghiệm Người cầm quyền khôi phục uy quyền có đáp án (3719)

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận bình luận có đáp án

1 1,164 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: