TOP 40 câu Trắc nghiệm Chiều xuân (có đáp án 2023)– Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Chiều xuân có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 24,400 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Chiều xuân

Câu 1:

Bài “Chiều xuân” rút từ tập thơ nào của Anh Thơ? 

A. Kể chuyện Vũ Lăng

B. Theo cánh chim câu

C. Hoa dứa trắng

D. Bức tranh quê

Đáp án: D

Câu 2:

Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Anh Thơ được tặng ‘‘Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật”. Đó là giải thưởng hết sức cao quý. Hãy cho biết bà nhận nó vào năm nào?

A. Năm 2007

B. Năm 2005

C. Năm 1996

D. Năm 2000

Đáp án: A

Câu 3:

Bài thơ “Chiều xuân” là của tác giả nào?

A. Hoàng Cầm

B. Anh Thơ

C. Lê Anh Xuân

D. Nguyễn Đình Thi

Đáp án: B

Câu 4:

Những bài thơ của Anh Thơ có đặc điểm gì nổi bật? 

A. Thiên về tả cảnh, cảnh buồn bã, u ám.

B. Thiên về tả cảnh, cảnh bình dị và quen thuộc.

C. Thiên về tả cảnh, chân thực, tinh tế, u buồn.

D. Thiên về tả cảnh và người, người và cảnh đều tinh tế.

Đáp án: D

Câu 5:

Anh Thơ tìm đến thơ ca nhằm mục đích gì?

A. Tìm thú vui trong cuộc sống vốn có nhiều bất công, nhất là đối với thân phận người phụ nữ.

B. Phê phán cái xã hội đen tối chà đạp nhân phẩm con người, nhất là người phụ nữ.

C. Tìm về với cuộc sống đích thực, đó là trở về với ruộng đồng quê hương, xa lánh chốn thị thành đông đúc.

D. Tìm con đường giải thoát cho cuộc đời tù túng, buồn tẻ và tự khẳng định giá trị người phụ nữ trong xã hội đương thời.

Đáp án: D

Câu 6:

Thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng hiệu quả trong bài thơ “Chiều xuân” là gì?

A. Sử dụng phép đối lập

B. Sử dụng nhiều từ láy

C. Sử dụng phép tăng tiến

D. Sử dụng nhiều điệp ngữ

Đáp án: B

Câu 7:

Bức tranh chiều xuân qua ngòi bút của tác giả hiện lên như thế nào?

A. Thanh bình, vắng lặng, yên tĩnh.

B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút.

C. Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui.

D. Mênh mông, bát ngát, bao la.

Đáp án: A

Câu 8:

Hai câu nào trong bài miêu tả cảnh xuân chỉ có ở miền Bắc mà không có ở đâu khác trên lãnh thổ nước ta?

A. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ.

B. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra.

C. Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

D. Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi.

Đáp án: A

Câu 9:

Sở trường của Anh Thơ trong sáng tác là gì?

A. Viết về thân phận người phụ nữ, thể hiện khát vọng trong cuộc sống về tình yêu cháy bỏng của họ.

B. Viết về những tầng lớp khác nhau trong xã hội.

C. Phơi bày được bản chất xấu xa của cái xã hội vốn là kết quả của chính sách thực dân hóa.

D. Viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta.

Đáp án: D

Câu 10:

Nhận định nào sau đây đúng với bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ?

A. Một buổi chiều xuân lặng lẽ, u buồn.

B. Một bức tranh quê buồn ảm đạm trong cơn mưa chiều.

C. Bức tranh chiều mang không khí thanh bình, có phần lặng lẽ với nhịp sống êm ả, ít xao động ở nông thôn. Một thoáng xôn xao của lũ cò vẫn không làm mất đi cái vẻ tĩnh lặng của bức tranh chiều xuân mưa bụi.

D. Một bức tranh quê nhộn nhịp mùa bội thu.

Đáp án: C

Câu 11: Điều nào dưới đây trong cuộc đời của Anh Thơ có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của bà?

A. Vốn yêu thích thơ văn từ nhỏ, phần nào chịu ảnh hưởng của gia đình bên ngoại.

B. Lớn lên giữa lúc phong trào Thơ mới đang diễn ra sôi nổi.

C. Sinh ra trong một gia đình công chức nhỏ.

D. Tuổi thơ gắn bó với đồng ruộng quê hương.

Đáp án: D

Câu 12: Số lượng từ láy được sử dụng trong bài thơ là:

A. 3 từ

B. 6 từ

C. 4 từ

D. 5 từ

Đáp án: C

Câu 13: Bài thơ “Chiều xuân” được trích trong tập:

A. Bức tranh quê

B. Gái quê.

C. Lửa thiêng

D. Điêu tàn.

Đáp án: A

Câu 14: Bài thơ “Chiều xuân” miêu tả cảnh xuân ở:

A. Hà Nội.

B. Đồng quê vùng đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng quê miền Bắc nước ta.

D. Quê hương của tác giả.

Đáp án: C

Câu 15: Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Anh Thơ được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật”. Đó là giải thưởng hết sức cao quý. Hãy cho biết bà nhận nó vào năm nào?

A. Năm 2007

B. Năm 2005

C. Năm 1996

D. Năm 2000

Đáp án: C

Câu 16:  Bố cục bài thơ gồm mấy phần:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Câu 17: Tác giả miêu tả cảnh xuân ở những nơi nào?

A. Cảnh xuân trên bến vắng

B. ảnh xuân trên bờ đê

C. Cảnh xuân trong ruộng

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Câu 18:Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là:

A. Cảm xúc nhớ nhung mãnh liệt của tác giả với quê hương

B. Cảm xúc buồn chán khi nhìn cảnh vật

C. Cảm xúc nhẹ nhàng tinh tế của cái tôi trữ tình trước cảnh chiều xuân mưa phùn nơi đồng quê xứ Bắc

Đáp án: C

Câu 19: Bốn câu thơ đầu mang đến cho chúng ta một :

A. Bức tranh quê nhẹ nhàng ấm áp, có cái gì đó mộc mạc giản dị. Tuy nhiên đẹp thì đẹp đấy nhưng nó mang một nỗi buồn vắng lặng, cỏ cây, quán tranh đều hiện lên vắng lặng như tờ.

B. Cảnh xuân trong đồng ruộng cũng tràn đầy sức sống nhưng nó không tươi vui mà vẫn mang một niềm u uất buồn buồn man mác

C. Hình ảnh đàn trâu cúi ăn mưa, trâu thì ăn cỏ nhưng tác giả đã liên tưởng khi nó cúi xuống bờ cỏ ngập miệng ấy, những đám cỏ ướt nước giống như đang ăn mưa vậy.

Đáp án: A

Câu 20: Giá trị nội dung của bài thơ là:

A. Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.

B. Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

C. Cả hai ý đều đúng

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tiểu sử tóm tắt có đáp án

Trắc nghiệm Đặc điểm loại hình của tiếng Việt có đáp án

Trắc nghiệm Tôi yêu em có đáp án

Trắc nghiệm Bài thơ số 28 có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt có đáp án

1 24,400 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: