TOP 40 câu Trắc nghiệm Câu cá mùa thu (Thu điếu) (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 26,326 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Bài giảng Ngữ văn 11 Bài: Câu cá mùa thu (Thu điếu)

A.  Tìm hiểu chung về Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Câu 1: Bài thơ Thu điếu được làm theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt                                

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú                                   

D. Thất ngôn 

Đáp án: C

Câu 2: Màu sắc chủ đạo trong bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến là:

A. Màu vàng úa

B. Màu xanh ngắt

C. Mùa trắng toát

D. Mùa đỏ

Đáp án: B

Câu 3: Sáu câu thơ đầu trong bài Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến cùng được ngắt nhịp theo:

A. 2/2/3.

B. 3/2/2.

C. 3/4.

D. 4/3.

Đáp án: A

Câu 4:  Điểm nhìn trong bài “Thu điếu”  rất đặc sắc, được thể hiện:

A. Cảnh thu được đón nhận từ cao xa đến gần, rồi lại từ gần đến cao, xa.

B. Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa và rồi từ cao, xa trở lại gần.

C. Cảnh thu được đón nhận không theo một trật tự nào.

D. Cảnh thu được ngắm theo trình tự thời gian.

Đáp án: B

 Câu 5: Cảnh mùa thu được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài“Thu điếu” là vùng quê nào?

A. Đồng bằng Trung Bộ

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng Bắc Bộ

D. Đồng bằng duyên hải miền Trung.

Đáp án: C

Câu 6: Ý nào không có trong chủ đề của bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?

A. Nỗi niềm u hoài của nhân vật trữ tình - tác giả.

B. Tâm hồn thanh cao của tác giả.

C. Vẻ đẹp u tĩnh của cảnh vật mùa thu.

D. Những trăn trở của tác giả trong một lần đi câu cá.

Đáp án: D

Câu 7: Đáp án không phải giá trị nội dung của bài "Thu điếu"?

A. Thu điếu bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Khuyến. 

B. Thu điếu viết về cảnh sắc mùa thu ở Đồng bằng Bắc Bộ. 

C. Bài thơ bộc lộ tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả. 

D. Bài thơ châm biếm, đả kích bọn thực dân xâm lược.

Vì: Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thế thời và tài thơ Nôm của tác giả.

Đáp án: D

B.  Phân tích Câu cá mùa thu (Thu điếu)

Câu 1:

Điểm nhìn cảnh thu là:

A. Chiếc thuyền câu 

B. Ngõ trúc 

C. Trên bờ ao 

D. Trên cầu ao

Đáp án: A

Giải thích: - Điềm nhìn: điểm nhìn cảnh thu là chiếc thuyền câu: nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu

Câu 2: Những hình ảnh nào không xuất hiện trong sáu câu thơ đầu bài thơ "Thu điếu"?

A. Ao nhỏ trong veo, thuyền câu

B. Sóng biếc, tầng mây

C. Ngõ trúc, lá vàng 

D. Cá, ánh mặt trời

Đáp án: D

Giải thích: - Những hình ảnh không xuất hiện ở sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu: cá, ánh mặt trời.

Câu 3: Câu thơ nào trong bài thơ "Thu điếu" có sự xuất hiện của âm thanh?

A. “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo / Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” 

B. “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí / Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” 

C. “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt / Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” 

D. “Tựa gối buông cần lâu chẳng được / Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Đáp án: D

Giải thích:

Hai câu thơ cuối bài thơ tạo được một tiếng động duy nhất:

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Sự xuất hiện của tiếng động không phá vỡ sự tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật.

 

Câu 4: Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu cuối bài thơ "Thu điếu"?

A. Tả cảnh ngụ tình 

B. Lấy động tả tĩnh 

C. Tăng tiến 

D. Hình ảnh ước lệ, tượng trưng

Đáp án: B

Giải thích: - Nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Khuyến sử dụng ở hai câu kết của bài thơ là lấy động tả tĩnh. Cá đớp động không phá vỡ không gian tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự tĩnh mịch của cảnh vật.

Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ là

A. Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ.

B. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại

C. Bài thơ cũng cho tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến: Ông bỏ lại  lối sống mưu cầu danh lợi để trở về quê sống thanh nhàn, ẩn dật

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 6: Tâm trạng tác giả được thể hiện như thế nào qua hai câu thơ cuối?

A. Tác giả thấy buồn vì ngồi lâu mà không câu được cá 

B. Không gian tĩnh lặng khiến ta cảm nhận nỗi cô đơn man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân. 

C. Đất nước đang bị thực dân xâm lược, lòng ông không thể ung dung đi câu cá như một ẩn sĩ thực thụ. 

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Nguyễn Khuyến rút lui khỏi chốn quan trường về quê định làm một ẩn sĩ giữa thời buổi đất nước đang bị giặc Pháp xâm lược nhưng ông không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ. Tiếng cá đớp động dưới chân bèo đã cho ta biết nỗi niềm trăn trở của nhà thơ trước thời cuộc. Qua bài thơ, ta thấy Nguyễn Khuyến có một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

Câu 7: Nhận định sau về bài thơ Thu điếu đúng hay sai? “Cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian xao động”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 8: Nét nghĩa nào sau đây phù hợp với từ "lơ lửng" trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?

A. Cách đánh thức hoặc mức độ hoạt động không gây ra tiếng ồn hoặc một chuyển động có thể làm ảnh hưởng đến không khí yên tĩnh chung.

B. Ở trạng thái di động nhẹ ở khoảng giữa, lưng chừng, không dính vào đâu, không bám vào đâu.

C. Di chuyển hoặc biến đổi trạng thái một cách rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc, đến mức như có muốn làm gì cũng không thể kịp.

D. Nổi lên thành những vệt, những nếp nhăn nhỏ thoáng qua thấy qua trên bề mặt phẳng.

Đáp án: B

Câu 9: Từ "làn" trong câu "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí" trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến dùng để chỉ:

A. Làn mây.

B. Làn gió.

C. Làn hơi.

D. Làn khói.

Đáp án: D

Câu 10: Cái gì không được miêu tả trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?

A. Bầu trời.

B. Tầng mây.

C. Mặt nước ao.

D. Âm thanh.

Đáp án: D

Câu 11: Thời đại Nguyễn Khuyến sống có đặc điểm:

A. Khủng hoảng lớn về kinh tế.

B. Khủng hoảng toàn diện về tư tưởng và văn hóa.

C. Văn học nghệ thuật hầu như không phát triển.

D. Có nhiều thành tựu lớn về khoa học kĩ thuật.

Đáp án: B

Câu 12: Bài thơ “Thu điếu” bộc lộ điều gì ở tác giả?

A. Tài thơ Nôm

B. Sự cảm nhận và nghệ thuật miêu tả tinh tế.

C. Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tâm trạng buồn bã trước thời cuộc.

D. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo.

E. Tất cả ý.

Đáp án: E

Câu 13: Hai câu thơ nào bộc lộ nhiều tâm trạng của Nguyễn Khuyến trước thời thế?

A. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền con bé tẻo teo

B. Sóng biếc theo làn hơi gạn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

C. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

D. Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Đáp án: D

Câu 14: Không gian nghệ thuật trong bài thơ “Thu điếu” chủ yếu xoay quanh một ao cá. Tuy nhiên có lúc không gian được đẩy ra xa và cao hơn. Hãy tìm hai câu thơ có không gian vượt ra khỏi cái ao cá chật hẹp ấy.

A. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền con bé tẻo teo

B. Sóng biếc theo làn hơi gạn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

C. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

D. Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Đáp án: C

Câu 15: Nhà thơ Xuân Diệu đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?

A. Nguyễn Khuyến nổi bật nhất trong văn học Việt Nam là Thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

B. Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ.

C. Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyên không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu.

D. Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra trào phúng là một phương diện trong nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.

Đáp án: A

Câu 16:

Trong bài “Một phong cách văn học”, Giáo sư Nguyễn Lộc đánh giá về Nguyễn Khuyến như thế nào?

A. Nguyễn Khuyến nổi bật nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

B. Nguyễn Khuyến là người viết về mùa thu hay nhất trong văn học Việt Nam, trong đó có ba bài thơ thu: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm là những áng thơ bất hủ.

C. Nhà thơ lúc nào cũng kín đáo, tinh tế, không ồn ào mà sâu sắc thâm trầm. Những câu thơ của Nguyễn Khuyến không bốc lên ở bề mặt mà có sức lắng đọng ở chiều sâu.

D. Xưa nay, người ta thường cho Nguyễn Khuyến chủ yếu là một nhà thơ trào phúng lấy cái cười để đả kích cái xã hội nhố nhăng đương thời. Thật ra trào phúng là một phương diện trong nghệ thuật của ông, còn bao trùm toàn bộ tác phẩm là một lòng yêu nước thiết tha, phát xuất từ một tâm hồn nồng nàn tình cảm.

Đáp án: C

Câu 17: Hình ảnh nào sau đây gợi được nét riêng của mùa thu?

A. Nước ao trong veo.

B. Màu xanh của bầu trời

C. Lá vàng bay trong gió.

D. Mặt nước ao xanh biếc khẽ gợn sóng.

E. Tất cả các ý.

Đáp án: E

Câu 18: Từ điểm nhìn trên chiếc thuyền giữa ao, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào trong bài “Thu điếu”?

A. Cảnh thu được đón nhận từ cao xa đến gần, rồi lại từ gần đến cao, xa.

B. Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa và rồi từ cao, xa trở lại gần.

C. Cảnh thu được đón nhận không theo một trật tự nào.

D. Cảnh thu được ngắm theo trình tự thời gian.

Đáp án: B

Câu 19: Màu sắc chủ đạo trong bài thơ “Thu điếu” là:

A. Màu vàng

B. Màu xanh ngắt

C. Màu khói nhạt

D. Màu đỏ

Đáp án: B

Câu 20: Điểm nhìn của tác giả để cảm nhận mùa thu bắt đầu từ đâu?

A. Đi trên đường làng.

B. Ngồi trong “gian nhà cỏ”

C. Trên chiếc thuyền giữa ao.

D. Trên bờ ao

Đáp án: C

Câu 21: “Thu điếu” là bài thơ Nôm Đường luật được viết bằng thể thơ nào sau đây?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Thất ngôn trường thiên

Đáp án: C

Câu 22: Bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến được viết bằng chữ gì?

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ Pháp

D. Chữ Quốc ngữ

Đáp án: B

Câu 23: Nhan đề bài thơ “Thu điếu” có nghĩa là?

A. Mùa thu làm thơ

B. Mùa thu câu cá

C. Mùa thu uống rượu.

D. Mùa thu làm điếu văn.

Đáp án: B

Câu 24: Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến?

A. Thơ ông chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, cơ hội lúc bấy giờ.

B. Thơ văn ông viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

C. Thơ văn ông thường bộc bạch tâm sự của mình.

D. Thơ văn ông viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương - một vùng chiêm trũng nghèo ở Bắc Bộ.

Đáp án: B

Câu 25: Người đời đánh giá cao Nguyễn Khuyến về những khía cạnh nào sau đây?

A. Tài năng.

B. Nhân cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân.

C. Sớm lui khỏi quan trường để giữ gìn khí tiết.

D. Từng tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân.

E. Tất cả các ý.

Đáp án: E

Câu 26: Dòng nào sau đây nói đúng về năm sinh và năm mất của Nguyễn Khuyến?

A. Sinh năm 1778, mất năm 1858.

B. Sinh năm 1808, mất năm 1855.

C. Sinh năm 1870, mất năm 1907.

D. Sinh năm 1835, mất năm 1909.

Đáp án: D

Câu 27: Khoa thi Tân Mùi (1871) mà Nguyễn Khuyến tham gia thuộc đời vua nào?

A. Gia Long

B. Minh Mạng

C. Thiệu Trị

D. Tự Đức

Đáp án: D

Câu 28: Năm 37 tuổi Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên, Đình nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp). Đó là khoa thi nào sau đây?

A. Khoa Tân Mùi (1871)

B. Khoa Mậu Tí (1888)

C. Khoa Nhâm Thìn (1892)

D. Khoa Đinh Dậu (1897)

Đáp án: A

Câu 29: Cái gì không được miêu tả trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?

A. Bầu trời.

B. Tầng mây.

C. Mặt nước ao.

D. Âm thanh.

Đáp án: D

Câu 30: "Vắng teo" trong câu thơ "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" (Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến) nghĩa là:

A. Rất vắng, không có hoạt động của con người.

B. Không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.

C. Vắng vẻ và thưa thớt.

D. Vắng vẻ và lặng lẽ.

Đáp án: A

 

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Phương pháp phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Thao tác lập luận phân tích có đáp án

Trắc nghiệm Thương vợ có đáp án

Trắc nghiệm Khóc Dương Khuê có đáp án

Trắc nghiệm Vịnh khoa thi Hương có đáp án

1 26,326 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: