TOP 40 câu Trắc nghiệm Thao tác lập luận phân tích (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Thao tác lập luận phân tích có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1,076 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Thao tác lập luận phân tích

Câu 1: Mục đích của phân tích đề làm gì?

A. Là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).

B. Là đọc hiểu nội dung chính của bài văn 

C. Là liệt kê những luận điểm cần làm rõ

Đáp án: A

Câu 2: Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai 

Đáp án: A

Câu 3: Những yêu cầu của một lập luận phân tích là gì?

A. Xác định vấn đề cần phân tích.

B. Chia vấn đề thành những phần, khía cạnh nhỏ.

C. Khái quát tổng hợp.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 4:

Chọn đáp án đúng về khái niệm phân tích:

A. Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

B. Phân tích là cách giải nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

C. Phân tích là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

D. Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng.

Đáp án: A

Giải thích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

Câu 5: Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ gì phân tích

A. Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng

B. Quan hệ nhân quả

C. Quan hệ giữa đối tượng và các đối tượng liên quan

D. Quan hệ giữa người phân tích và đối tượng liên quan

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Câu 6:

Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học là:

A. Một nhận định, một văn bản

B. Tác phẩm, một phần tác phẩm

C. Nhân vật, các yếu tố cụ thể

D. Hình tượng

E. Tất cả các phương án trên

Đáp án: E

Câu 7: Đối tượng nào không là đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận (xã hội và văn học)?

A. Hiện tượng ô nhiễm môi trường

B. Giá trị nghệ thuật, nội dung và giá trị nhân đạo của một tác phẩm

C. Hiện tượng vô cảm trong xã hội 

D. Đối tượng truy nã hình sự

Đáp án: E

Câu 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 

Nỗi riêng riêng những bàn hoàn trong lòng Thúy Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn: Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn, bởi nàng  chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. Bàn hoàn mang ý quanh quẩn, quẩn quanh, lại thêm những (bàn hoàn) nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chỉ mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm trạng, đang hoàn toàn bế tắc.

(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay)

Người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ nào?

A. Quan hệ nội bộ của đối tượng

B. Quan hệ của đối tượng này với đối tượng khác

C. Quan hệ của đối tượng này với người viết 

Đáp án: A

Câu 9: Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào?

A. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sức biểu đạt cao tư tưởng và tâm trạng của nhân vật trữ tình

B. Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa

C. Nghệ thuật điệp từ, sử dụng động từ mạnh

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: A

Câu 10:

Tác dụng của phân tích là:

A. Làm rõ đặc điểm về nội dung

B. Làm rõ đặc điểm về cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

C. Làm rõ đặc điểm về hình thức

D. Cả 3 đáp án trên 

Đáp án: D

Câu 11:

Cách làm khi phân tích:

A. Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết.

B. Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung, ý nghĩa.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Đáp án: B

Câu 12:

Yêu cầu khi phân tích là gì?

A. Phải nắm vững đặc điểm hình thức của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.

B. Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.

C. Phải nắm vững đặc điểm nội dung của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.

D. Phải nắm vững đặc điểm ý nghĩa của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.

Đáp án: B

Giải thích: Yêu cầu phân tích: Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.

Câu 13: Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề có phải nội dung chính của thao tác phân tích không?

A. Có

B. Không

Đáp án: B

Câu 14: Ý nào không dùng cho đề bài sau: “Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên.”

A. Phân tích những biểu hiện của thái độ tự ti và tự phụ.

B. Phân tích tác hại của thái độ tự ti và tự phụ.

C. Khẳng định một thái độ sống hợp lí

D. Khẳng định tác dụng của thái độ tự ti và tự phụ.

Đáp án: D

Câu 15: Đoạn văn sau đây nêu lên lên vấn đề gì?

“Trong nửa sau của thế kỉ XX, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, vi-đê-ô và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?”

A. Những lợi ích của việc tiếp thu thông tin từ sách.

B. Văn hóa đọc sách trong bối cảnh bùng nổ thông tin.

C. Quan điểm của tác giả về việc tiếp nhận thông tin.

D. Những lợi ích của các phương tiện truyền thông.

Đáp án: B

Câu 16: Trong đoạn văn: “Trong nửa sau của thế kỉ XX, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, vi-đê-ô và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?” tác giả nêu vấn đề bằng cách nào?

A. Nêu khái quát đặc điểm tình hình xã hội hiện nay

B. Liệt kê ra các phương tiện truyền thông hiện đại

C. Đặt câu hỏi về số phận của sách

D. So sánh sách với các phương tiện truyền thông khác

Đáp án: C

Câu 17:

Nội dung của đoạn văn sau là gì?

“Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuân khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.”

A. Cấu tạo của sách.

B. Lợi ích của sách.

C. Hạn chế của sách.

D. Đặc điểm của sách.

Đáp án: D

Câu 18: Đoạn văn: “Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuân khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.” Sử dụng cách lập luận phân tích nào?

A. Bình giá

B. Phân loại

C. Liên hệ, đối chiếu

D. Cắt nghĩa

Đáp án: D

Câu 19: Dòng nào giải thích đúng về thao tác nghị luận ?

A. Các bước, các công đoạn cụ thể trong khi tiến hành làm một bài văn nghị luận có tính chất trường quy.

B. Những động tác được thực hiện theo đúng trình tự và yêu cầu kĩ thuật quy định trong hoạt động nghị luận.

C. Những tác động được thực hiện trong khi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một hiện tượng, một vấn đề thuộc phạm vi nghị luận.

D. Các bước, các công đoạn cụ thể trong khi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu một hiện tượng, một vấn đề thuộc phạm vi nghị luận.

Đáp án: B

Câu 20: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng hét loa”?

A. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng, cảm xúc và nghệ thuật đảo ngữ

B. Nghệ thuật sử dụng đảo ngữ

C. Nghệ thuật điệp ngữ

D. Nghệ thuật hoán dụ chuyển đổi cảm giác

Đáp án: A

Câu 21: Dòng thơ “Ậm ọe quan trường miệng thét loa” (Vịnh khoa thi Hương) gợi lên điều gì?

A. Quan giám thị trông thi phong thái ngút ngàn, sĩ tử nào đi thi cũng ngưỡng mộ

B. Quan trường oai phong đứng giữa trường thi để thị uy với sĩ tử

C. Quan trường thấp hèn với giọng điệu ngọng nghịu, cố tỏ vẻ oai phong, đầy giả tạo

Đáp án: C

Câu 22: Với dòng thơ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” (Vịnh khoa thi Hương) khiến người đọc liên tưởng đến điều gì?

A. Hình ảnh người sĩ tử đi thi nhưng mất đi vẻ nghiêm trang, sự sa sút về “nho phong sĩ khí”

B. Hình ảnh người sĩ tử vất vả đi thi, học đến nỗi không để ý đến vẻ ngoài bản thân

C. Hình ảnh người sĩ tử nhà nghèo, dành dụm tất cả để đi thi mong thăng quan tiến chức

D. Hình ảnh người sĩ tử ung dung tham dự kì thi, không lo lắng hay hồi hộp gì cả

Đáp án: A

Câu 23: Đoạn văn sau đây sử dụng cách lập luận phân tích nào?

“Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuôn khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.”

A. Bình giá

B. Phân loại

C. Liên hệ, đối chiếu

D. Cắt nghĩa

Đáp án: D

Câu 24: Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 25: Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

A. Phân tích

B. Chứng minh

C. Bình luận

D. Bác bỏ

1. bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

2. trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

3. dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

4. là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

Đáp án: A - 4, B - 3, C - 1, D - 2

Giải thích:

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thương vợ có đáp án

Trắc nghiệm Khóc Dương Khuê có đáp án

Trắc nghiệm Vịnh khoa thi Hương có đáp án

Trắc nghiệm Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài ca ngất ngưởng có đáp án

1 1,076 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: