TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 594 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Câu 1:

Theo anh chị, những mục tiểu sử tóm tắt về tác giả văn học được in trong SGK nhằm mục đích gì? 

A. Giúp HS nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả văn học.

B. Giúp HS có điều kiện nắm được thông tin về các tác giả văn học để có thể giao lưu với họ.

C. Để giúp HS có nhiều thông tin quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử văn học Việt Nam.

D. Để giới thiệu trước công chúng những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả văn học.

Đáp án: A

Câu 2:

Trường hợp nào trong các trường hợp sau không cần viết tiểu sử tóm tắt?

A. Thuyết minh về các danh nhân.

B. Tự ứng cử vào 1 chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.

C. Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.

D. Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta. 

Đáp án: A

Câu 3:

Bản tóm tắt tiểu sử của 1 nhân vật nổi tiếng (lãnh tụ, nhà văn, nghệ sĩ, bác học…) có gì khác với tóm tắt tiểu sử của 1 người bình thường?

A. Có phần đánh giá chung và không có phần đánh giá chung.

B. Có nội dung đặc điểm gia đình và không có đặc điểm này.

C. Có nêu những nét chính về sự nghiệp và không nêu nội dung này.

D. Có nêu năng lực nổi bật và không nêu nội dung này.

Đáp án: A

Câu 4:

Sơ yếu lí lịch do chính bản thân viết còn tiểu sử tóm tắt lại do người khác viết, đúng hay sai? 

A. Sai

B. Đúng

Đáp án: B

Câu 5:

Tiểu sử tóm tắt và điếu văn khác nhau về mục đích và hoàn cảnh giao tiếp, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 6:

Văn bản tiểu sử tóm tắt được viết theo phương thức nào?

A. Miêu tả

B. Phân tích

C. Chứng minh

D. Thuyết minh

Đáp án: D

Câu 7:

Văn bản nào sau đây không phải là tiểu sử tóm tắt

A. Tóm tắt về cuộc đời của Nguyễn Du

B. Tóm tắt về sự nghiệp văn học của Nam Cao

C. Tóm tắt văn bản Lưu biệt khi xuất dương

D. Tóm tắt về cuộc đời của Hồ Chí Minh

Đáp án: C

Câu 8:

Văn bản tóm tắt tiểu sử và điếu văn đều viết về một đối tượng hoặc nhân vật cụ thể thì điếu văn chính là một dạng của tóm tắt tiểu sử. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 9:

Bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng được những yêu cầu gì?

A. Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới: cụ thể, chính xác số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động đang được quan tâm

B. Nội dung và độ dài: phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.

C. Văn phong bản tiểu sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 10:

Ý nào không cần nêu trong văn bản tiểu sử tóm tắt với mục đích để tìm hiểu, nghiên cứu hoặc giới thiệu cho người khác biết?

A. Những nét chính về nhân thân của người được viết tiểu sử tóm tắt.

B. Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của người được viết tiểu sử tóm tắt.

C. Đánh giá chung về người được viết tiểu sử tóm tắt.

D. Phần tự đánh giá của người được viết tiểu sử tóm tắt.

Đáp án: D

Câu 11: Tiểu sử tóm tắt là gì?

A. Là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.

B. Là văn bản mang yếu tố nghệ thuật, truyền đạt tư tưởng của người viết về một sự vật, hiện tượng nào đó.

C. Là văn bản pháp luật, mang tính toàn dân.

D. Là văn bản chính luận về các vấn đề trong cuộc sống.

Đáp án: A

 

Câu 12: Văn bản nào sau đây không phải là tiểu sử tóm tắt

A. Tóm tắt về cuộc đời của Nguyễn Du

B. Tóm tắt về sự nghiệp văn học của Nam Cao

C. Tóm tắt văn bản Lưu biệt khi xuất dương

D. Tóm tắt về cuộc đời của Hồ Chí Minh

Đáp án: C

 

Câu 13: Tóm tắt tiểu sử nhằm mục đích giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới. Những hiểu biết đó giúp các nhà quản lý tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công công việc hợp lý, hiệu quả và cũng giúp chúng ta trong việc lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo. Ngoài ra, nắm được tiểu sử nhà văn, nhà thơ, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

 

Câu 14: Bản tiểu sử tóm tắt cần đáp ứng được những yêu cầu gì?

A. Thông tin khách quan, chính xác về người được nói tới: cụ thể, chính xác số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động đang được quan tâm

B. Nội dung và độ dài: phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.

C. Văn phong bản tiểu sử tóm tắt cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

 

Câu 15: Tài liệu nào sau đây phù hợp để viết tiểu sử tóm tắt?

A. Bản tóm lược cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu rõ nét đặc trưng của cuộc sống, sự giới thiệu của người sử dụng.

B. Tài liệu cần dài khoảng 5000 từ trở lên, đầy đủ thông tin về cuộc đời và những cống hiến trong lĩnh vực nào đó của người sủ dụng.

C. Bản tóm lược cần chính xác, chân thực, càng ngắn càng tốt.

D. Tài liệu nằm trong khoảng 1000 từ, chỉ cần nêu chủ yếu về đời sống của người sử dụng.

Đáp án: A

 

Câu 16: Một tiểu sử bài tiểu luận thường có những phần nào?

A. Giới thiệu khái quát về nhân thân của người được giới thiệu

B. Hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người,..

C. Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu

D. Đánh giá chung

E. Tất cả các nội dung trên

Đáp án: E

 

Câu 17: Trường hợp nào sau đây cần viết tiểu sử?

A. Thuyết minh về doanh nhân Bill Gate

B. Khi một vị lãnh đạo từ trần

C. Thuyết minh về nhà văn Lê Minh Khuê

D. Tự ứng cử vào một chức vụ nào đó trong cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.

Đáp án: D

Câu 18: Trường hợp nào sau đây không cần viết tiểu sử

A. Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể

B. Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.

C. Khi viết bài văn thuyết minh về lối sống xanh.

D. Tìm hiểu về Nguyễn Bính

Đáp án: C

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Tiểu sử Hàn Mặc Tử tác giả "Đây thôn Vĩ Dạ".

Hàn Mạc Tử ( 1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí; Sinh tại Đồng Hới – Quảng Bình, lớn lên ở Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
Cuộc đời và sự nghiệp:

- Hàn Mặc Tử làm thơ từ 14, 15 tuổi với hiệu là Lệ Thanh, Phong Trần,...
- Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ Mới.
- Năm 1936, ông mắc bệnh phong chuyển hẳn về Quy Nhơn chữa bệnh, ở đây nhà thơ không chịu nổi cảnh giam lỏng, cách ly với bên ngoài nên lấy thơ làm bạn. Sau đó ông mất tại Quy Hòa.
- Các tác phẩm chính: gái quê, lúa chiêm, sao anh không về chơi thôn vĩ, nổi tiếng nhất là tập thơ Điên của ông.

Câu 19: Bài văn trên có được coi là tiểu sử tóm tắt không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

 

Câu 20: Tóm tắt tiểu sử trên nói về cái gì?

A. Cuộc đời và sự nghiệp Hàn Mặc Tử

B. Sự khổ cực trong tuổi thơ của Hàn Mặc Tử

C. Sự thành công trong sự nghiệp thơ văn của Hàn Mặc Tử

D. Tập thơ Điên của Hàn Mặc Tử

Đáp án: A

 

Câu 21: Phần nào có nội dung giới thiệu khái quát về nhân thân của Hàn Mặc Tử

A. Từ đầu đến "...Lệ Thanh, Phong Trần."

B. Từ đầu đến "...Sau đó ông mất tại Quy Hóa."

C. Từ đầu đến "...tỉnh Bình Định."

Đáp án: C

 

Câu 22: Điểm giống nhau của văn bản tóm tắt tiểu sử và điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh là gì?

A. Đều viết về một nhân vật hoặc đối tượng cụ thể.

B. Đều viết về đời sống của đối tượng cụ thể.

C. Đều viết về sự nghiệp và các thành tựu đáng chú ý của đối tượng cụ thể

Đáp án: A

 

Câu 23: Điểm khác nhau giữa văn bản tóm tắt tiểu sử và sơ yếu lí lịch là gì?

A. Tiểu sử nêu lên nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.

B. Sơ yếu lí lịch là do chính bản thân viết theo mẫu và cần có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

 

Câu 24: Văn bản tóm tắt tiểu sử và điếu văn đều viết về một đối tượng hoặc nhân vật cụ thể thì điếu văn chính là một dạng của tóm tắt tiểu sử. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Người trong bao có đáp án

Trắc nghiệm Thao tác lập luận bình luận có đáp án

Trắc nghiệm Người cầm quyền khôi phục uy quyền có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận bình luận có đáp án

Trắc nghiệm Về luân lí xã hội ở nước ta có đáp án

1 594 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: