TOP 40 câu Trắc nghiệm Xin lập khoa luật (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Xin lập khoa luật có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Xin lập khoa luật
A. Vài nét về Nguyễn Trường Tộ
Câu 1:
Nguyễn Trường Tộ còn được gọi là:
A. Thầy Trường
B. Thầy Lân
C. Thầy Tộ
D. Thầy Lam
Đáp án: B
Giải thích: Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871) còn được gọi là Thầy Lân
Câu 2:
Nội dung dưới đây đúng hay sai? “Triều đình Tự Đức tích cực thực thi những tư tưởng đổi mới trong bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ”.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích: Triều đình Tự Đức tuy có tiếp nhận điều trần của Nguyễn Trường Tộ nhưng đã không tích cực thực thi những tư tưởng đối mới này.
Câu 3:
Điều trần được hiểu là:
A. Trình bày theo từng điều, từng mục
B. Báo cáo về một vấn đề đã được giao phó
C. Truyền đạt các mục tiêu cụ thể
D. Tất cả đều sai
Đáp án: A
Giải thích: Điều trần: trình bày theo từng điều, từng mục.
Câu 4:
Đáp án không phải nội dung những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình ?
A. Những bản điều trần thể hiện kiến thức uyên bác, sâu rộng, mới mẻ về tình hình Việt Nam.
B. Những bản điều trần thấm đượm tinh thần yêu nước của tác giả.
C. Bản điều trần bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
D. Văn phong sáng rõ, chặt chẽ.
Đáp án: C
Giải thích: Những bản điều trần này không chỉ thể hiện kiến thức sâu rộng, uyên bác, mới mẻ về tình hình Việt Nam và thế giới khi ấy mà còn thấm đượm tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ, được viết bằng một văn phong sáng rõ, chặt chẽ.
Câu 5:
Nội dung nào sau đây không đúng về Nguyễn Trường Tộ?
A. Ông là người thông minh, học giỏi.
B. Ông thông thạo cả Hán học và Tây học nên có tri thức rộng rãi, tầm nhìn xa rộng hơn nhiều trí thức nho sĩ đương thời
C. Cha Nguyễn Trường Tộ là một thầy thuốc.
D. Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ 19.
Đáp án: D
Giải thích:
Nội dung sai: Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ 19.
=> Đây là nội dung thơ văn của Cao Bá Quát.
Câu 6:
Nguyễn Trường Tộ sang Pháp năm bao nhiêu?
A. 1858
B. 1859
C. 1860
D. 1861
Đáp án: C
Giải thích: Nguyễn Trường Tộ sang Pháp năm 1860.
Câu 7:
Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Trường Tộ?
A. Làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh nghệ An
B. Làng Và, xã Yên Đổ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyễn Trường Tộ quê ở làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Câu 8:
Nguyễn Trường Tộ xuất thân trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình Nho giáo
B. Gia đình sĩ phu yêu nước
C. Gia đình nông dân
D. Gia đình theo Công giáo Rôma
Đáp án: D
Giải thích: Nguyễn Trường Tộ xuất thân trong một gia đình theo Công giáo Rôma
B. Tìm hiểu chung Xin lập khoa luật
Câu 1:
"Xin lập khoa luật" có xuất xứ từ đâu?
A. Được trích từ Hải Thượng y tông tâm lĩnh
B. Được trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều
C. Được trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp luận
D. Được trích từ bản điều trần số 28: Tế cấp bát điều
Đáp án: B
Giải thích: Bài Xin lập khoa luật trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều
Câu 2:
Việc Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
A. Tác giả trích dẫn lời Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo
B. Biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lí người nghe
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: C
Giải thích:
Tác giả đưa ra quan niệm đạo luật của đạo Nho: “Từ tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”:
- Tam cương ngũ thường là luật bao trùm xã hội và gia đình dưới chế độ phong kiến, đó là trụ cột giữ kỉ cương của chế độ phong kiến
- Tác giả phê phán đạo Nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tác dụng
- Vì vậy cần có luật và luật phải gắn với thực tiễn hành động của con người, là làm theo luật
=> Tác giả trích dẫn lời nói của Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo
Đây chính là biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lý của người nghe
Câu 3:
1. Mối quan hệ luật pháp với đạo đức.
2. Nêu trách nhiệm, vị trí của pháp luật với xã hội
3. Mối quan hệ của luật Pháp với Nho giáo
Trình tự đúng của bố cục văn bản "Xin lập khoa luật" là:
A. 2-3-1
B. 1-2-3
C. 3-2-1
D. 3-1-2
Đáp án: A
Giải thích:
Bố cục tác phẩm:
- Phần 1 (từ đầu…quốc dân giết): Nêu trách nhiệm, vị trí của pháp luật với xã hội
- Phần 2 (tiếp…chất phác): Mối quan hệ của luật Pháp với Nho giáo
- Phần 3 (còn lại): Mối quan hệ luật pháp với đạo đức.
Câu 4:
Mục đích của "Xin lập khoa luật" là:
A. Thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật
B. Thuyết phục triều đình cho mở khoa thi về Luật
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: A
Giải thích: Xin lập khoa luật bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật.
Câu 5:
Tác phẩm nào dưới đây thể hiện tư tưởng canh tân đất nước?
A. Chiếu cầu hiền
B. Xin lập khoa luật
C. Bài ca ngắn đi trên bãi cát
D. Chạy giặc
Đáp án: B
Giải thích: Tác phẩm Xin lập khoa luật thể hiện tư tưởng canh tân đất nước
Câu 6:
Đáp án không phải giá trị nghệ thuật của bài "Xin lập khoa luật"?
A. Nhịp thơ linh hoạt
B. Dẫn chứng thuyết phục
C. Lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục
D. Ngôn ngữ táo bạo mà tinh tế
Đáp án: A
Giải thích:
Giá trị nghệ thuật:
- Dẫn chứng thuyết phục
- Lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục
- Ngôn ngữ táo bạo mà tinh tế
Câu 7:
Nội dung dưới đây đúng hay sai? “ Tư tưởng về vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội của Nguyễn Trường Tộ đến nay vẫn còn nguyên giá trị”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
- Đúng
- Với cái nhìn tiến bộ và đầy trách nhiệm, Nguyễn Trường Tộ đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tưởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị
C. Phân tích Xin lập khoa luật
Câu 1:
Bộ luật nào được Nguyễn Trường Tộ nhắc đến trong tác phẩm?
A. Luật Hồng Đức
B. Luật Đại Việt
C. Luật Gia Long
D. Luật Hình thư
Đáp án: C
Giải thích:
Bộ luật được nhắc đến đến : Luật Gia Long.
Thời Gia Long, chỉ từ năm 1802 đến 1819. Năm 1802, Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long. Luật nước ở đây chỉ “Hoàng Việt luật lệ (vẫn được gọi vắn tắt là luật Gia Long), bộ luật được soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Gia Long, hoàn thành năm 1811.
Câu 2:
Theo Nguyễn Trường Tộ, pháp luật có vai trò như thế nào trong xã hội?
A. Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội
B. Pháp luật đảm bảo an toàn xã hội
C. Pháp luật đảm bảo phát triển xã hội
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: A
Giải thích: Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội
Câu 3:
Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào?
A. Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến việc hành chính
B. Tam cương ngũ thường
C. Chính trị
D. Việc hành chính của sáu bộ
Đáp án: A
Giải thích: Pháp luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến phạm trù hành chính.
Câu 4:
“ Luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm”
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích:
- Đúng
- “Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”
=> Luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm
Câu 5:
Câu văn nào nhấn mạnh vai trò của luật đối với việc trị dân của vua?
A. “Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy”
B. “Vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái”
C. “Quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn”
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: C
Giải thích:
- “Quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn”
=> Nhấn mạnh vai trò của luật đối việc trị dân của vua
Câu 6:
Nội dung dưới đây đúng hay sai?
"Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật"
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích:
- Không
- Nho học truyền thống không tôn trọng pháp luật, đến Khổng Tử cũng không nhận ra điều này.
Câu 7:
Chi tiết nào dưới đây thể hiện Nho học không tôn trọng pháp luật?
A. “Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa”
B. “Các sách Nho chỉ nói xuông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng”
C. “Từ xưa đến này các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc
D. “Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”
Đáp án: B
Giải thích:
Nho học không có truyền thống tôn trọng pháp luật:
- Chỉ nói suông trên giấy, ghi chép sách vở, chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì
- Không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng
=> Luật có vai trò biến lí thuyết của sách nho trở thành hiện thực
Câu 8:
Nguyễn Trường Tộ dùng lập luận để bác bỏ quan điểm nào sau đây?
A. “Luật lệ chỉ tốt chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”
B. “Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: C
Giải thích:
Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “Luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”
=> Ông khẳng định “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”
Câu 9:
Tích vào đáp án không thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức?
A. Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức
B. Luật lệ tốt cho việc cai trị, trong luật không có đạo đức thì mới nghiêm minh, công bằng
C. Tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức
D. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư, trong luật cũng vậy
E. Làm đúng luật là đã trọn vẹn đạo làm người.
Đáp án: B
Giải thích:
Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức:
- Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức
- Tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức
- Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư, trong luật cũng vậy
- Làm đúng luật là đã trọn vẹn đạo làm người.
Câu 10: Giá trị nội dung của tác phẩm Xin lập khoa luật là:
A. Với cái nhìn tiến bộ và đầy trách nhiệm, tác giả đã chỉ rõ vai trò của luật pháp đối với sự ổn định của xã hội. Tư tưởng ấy của ông dù được nói đến cách đây hàng trăm năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị.
B. Tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của phủ chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
C. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: A
Câu 11: Đáp án nào sau đây không phải giá trị nghệ thuật của bài Xin lập khoa luật?
A. Lập luận chặt chẽ
B. Dẫn chứng thuyết phục
C. Lời lẽ mềm dẻo, có sức thuyết phục
D. Ngôn ngữ táo bạo mà tinh tế
Đáp án: D
Câu 12: Văn bản Xin lập khoa luật là của tác giả nào?
A. Nguyễn Đình Chiểu
B. Nguyễn BỈnh Khiêm
C. Nguyễn Trường Tộ
D. Nguyễn Trãi
Đáp án: C
Câu 13: Văn bản Xin lập khoa luật thuộc thể loại nào?
A. Chiếu
B. Cáo
C. Điều trần
D. Hịch
Đáp án: C
Câu 14: Nội dung của văn bản Xin lập khoa luật là
A. Bàn về vai trò của triều đình đối với sự phát triển hưng thịnh của đất nước.
B. bàn về việc vai trò của luật pháp đối với một đất nước và ra sức thuyết phục nhà nước lập khoa luật.
C. Bàn về những ưu và nhược điểm của luật pháp đối với sự phát triển của một quốc gia.
D. Bàn về mối quan hệ trong xã hội: vua - tôi, gia đình, bằng hữu...
Đáp án: B
Câu 15: Điều trần là thể loại
A. một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
B. thể loại văn bản của cấp dưới dâng lên vua nhằm trình bày những kế sách giúp trị nước hoặc những việc khẩn cấp cần làm.
C. nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp. Từ đời Tần trở đi đổi tên gọi thành chiếu, chiếu chỉ.
D. là thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân.
Đáp án: B
Câu 16: Văn bản XIn lập khoa luật được tác giả viết vào năm nào?
A. 1867
B. 1877
C. 1887
D. 1897
Đáp án: A
Câu 17: Tác giả phê phán Nho giáo vì
A. Nho giáo đề cao trung hiếu và lễ nghĩa
B. vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê.
C. Vì dù dân chúng học nhiều mà mấy ai đổi được tâm tính, sửa được lỗi lầm
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Câu 18: Đáp án nào không phải nội dung những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình?
A. Những bản điều trần thể hiện kiến thức uyên bác, sâu rộng, mới mẻ về tình hình Việt Nam.
B. Những bản điều trần thấm đượm tinh thần yêu nước của tác giả.
C. Bản điều trần bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
D. Văn phong sáng rõ, chặt chẽ.
Đáp án: C
Câu 19: Mục đích của Xin lập khoa luật là:
A. Thuyết phục triều đình cho mở khoa Luật
B. Thuyết phục triều đình cho mở khoa thi về Luật
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: A
Câu 20: Điểm hạn chế của Nho học được tác giả đề cập trong văn bản là:
A. Đạo Nho là một thứ luật phong kiến nội dung: không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa.
B. Theo tác giả Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp vì chỉ nói suông trên giấy, làm tốt chẳng ai khen, làm dở chẳng ai chê. Đến Khổng Tử cũng công nhận điều này
C. Cả hai đều đúng
Đáp án: C
Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng có đáp án
Trắc nghiệm Ôn tập văn học trung đại Việt Nam có đáp án
Trắc nghiệm Tìm hiểu về Thao tác lập luận so sánh có đáp án
Trắc nghiệm Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án