TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn tập văn học trung đại Việt Nam (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Ôn tập văn học trung đại Việt Nam có đáp án
Câu 1:
Bút pháp miêu tả sử dụng trong văn bản "Vào phủ chúa Trịnh" nhằm làm nổi bật điều gì?
A. Cảnh sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh
B. Uy quyền to lớn của chúa Trịnh
C. Sự ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của phủ chúa.
D. Sự trang nghiêm của phủ chúa.
Đáp án: A
Câu 2:
Dòng nào không phải là đặc trưng của thể kí?
A. Thể hiện trực tiếp cái tôi của người viết
B. Không mang tín hư cấu
C. Thường viết về những điều xảy ra đối với bản thân tác giả
D. Do bề tôi viết để dâng lên vua, trong đó trình bày kế sách trị nước
Đáp án: D
Câu 3:
“Lẽ ghét thương” là đoạn trích, được trích từ tác phẩm nào và tác giả là ai?
A. Truyện Kiều - Nguyễn Du
B. Ngư, tiều y thuật vấn đáp - Nguyễn Đình Chiểu
C. Dương Từ Hà Mậu - Nguyễn Đình Chiểu
D. Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiếu
Đáp án: D
Câu 4:
“Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được xếp theo thể loại văn học nào sau đây?
A. Tiểu thuyết
B. Thơ trữ tình
C. Truyện thơ
D.Thơ văn xuôi
Đáp án: C
Câu 5:
Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, có lời nhận xét của Lê Hữu Trác về nguyên nhân bệnh của thế tử Cán: “Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm , nên tạng phủ yếu đi”. Câu này có nghĩa là gì ?
A. Thương cảm cho cảnh ngộ của thế tử.
B. Lo lắng cho thế tử.
C. Bộc lộ tình yêu thương thế tử Cán.
D. Mỉa mai, phê phán lối sống “ngồi mát ăn bát vàng”
Đáp án: D
Câu 6:
“Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được viết bằng thế thơ nào sau đây?
A. Thất ngôn bát cú
B. Cổ phong
C. Song thất lục bát
D. Lục bát
Đáp án: D
Câu 7:
Thể thơ nào còn được gọi là thơ cận thể?
A. Thơ lục bát
B. Thơ song thất lục bát
C. Thơ Đường luật
D. Thơ tám chữ
Đáp án: C
Câu 8:
Thể loại nào thuộc loại hình văn học chức năng nghi lễ?
A. Chiếu
B. Điều trần
C. Văn tế
D. Kí
Đáp án: C
Câu 9:
Tác phẩm nào sau đây không nói về lòng yêu nước?
A. Chạy giặc
B. Vịnh khoa thi Hương
C. Tự tình
D. Xin lập khoa luật
Đáp án: C
Câu 10: Dòng nào dưới đây không nói về thể loại văn học chữ Hán?
A. Được viết bằng thể thơ lục bát và song thất lục bát.
B. Bao gồm các thể loại như biểu, chiếu, cáo, truyện truyền kỳ, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật.
C. Để lại nhiều thành tựu to lớn
D. Chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học từ Trung Quốc.
Đáp án: A
Câu 11: Văn học chữ Nôm xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ X đến thế kỉ XI
B. Cuối thế kỉ XI đến thế kỉ XII
C. Cuối thế kỉ XIII
D. Đầu thế kỉ XIV
Đáp án: C
Câu 12: Hai thành phần chủ yếu của văn học Trung đại là:
A. Văn học chữ Hán và chữ Nôm
B. Văn học chữ Hán và chữ Pháp
C. Văn học chữ Nôm và Quốc ngữ
D. Văn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
Đáp án: A
Câu 13: Câu nào dưới đây nói về mối quan hệ giữa văn học chữ Hán và chữ Nôm trong thời kì Trung đại?
A. Hoàn toàn đối lập và loại trừ nhau trong quá trình phát triển nền văn học dân tộc.
B. Không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển nền văn học dân tộc.
C. Tác động theo hướng loại trừ nhưng không đối lập.
D. Không có mối liên hệ nào.
Đáp án: B
Câu 14: Hai đặc điểm lớn về nội dung trong văn học Trung đại là:
A. Cảm hứng về thiên nhiên và đất nước.
B. Cảm hứng về dân tộc và đất nước.
C. Cảm hứng yêu nước và nhân đạo.
D. Cảm hứng về tình yêu đôi lứa và hạnh phúc gia đình.
Đáp án: C
Câu 15: Câu nào sau đây không thuộc cảm hứng yêu nước trong văn học Trung đại Việt Nam?
A. Thời kỳ Trung đại, nội dung yêu nước của văn học gắn liền với lí tưởng trung quân.
B. Yêu nước là ý thức tự cường dân tộc, yêu giống nòi, yêu nhân dân.
C. Là căm thù giặc sâu sắc, quyết chiến đấu để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
D. Là chịu ảnh hưởng sâu sắc, nặng nề nhiều yếu tố văn học nước ngoài từ chữ viết đến thi liệu, văn liệu.
Đáp án: D
Câu 16: Câu nào sau đây không thuộc cảm hứng nhân đạo trong văn học Trung đại Việt Nam
A. Đề cao phẩm giá con người và những khát vọng về hạnh phúc.
B. Nhìn chung, văn học Trung đại chưa tạo ra được nhiều tác phẩm quy mô và nghệ thuật đồ sộ.
C. Lòng cảm thông cho mọi kiếp người đau khổ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
D. Đấu tranh vì quyền sống con người.
Đáp án: B
Câu 17: Văn học Trung đại Việt Nam phát triển rực rỡ nhất vào giai đoạn nào?
A. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV
B. Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII
C. Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
D. Nửa sau thế kỉ XIX
Đáp án: C
Câu 18: Tác phẩm nào sau đây đề cao truyền thống đạo lí thuộc dòng “văn chương đạo đức”
A. “Tự tình” của Hồ Xuân Hương.
B. “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến
C. Truyện thơ “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
D. “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát.
Đáp án: C
Câu 19: Bài nào sau đây không sử dụng điển cố, điển tích, thi liệu Trung Hoa?
A. Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát)
B. Tự tình (Hồ Xuân Hương)
C. Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)D. Truyện thơ “Lục Vân Tiên” (Nguyễn Đình Chiểu).
Đáp án: B
Câu 20: Tác phẩm nào sau đây không thuộc về thể loại hát nói?
A. Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ).
B. Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát)
C. Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh)
D. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Đáp án: D
Câu 21: Tác phẩm nào sau đây thuộc về thể loại hát nói?
A. Tự tình (Hồ Xuân Hương)
B. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
C. Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ).
D. Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
Đáp án: C
Câu 22: Tác phẩm nào sau đây không nằm trong giai đoạn thứ nhất (thế kỉ X đến thế kỉ XV) của văn học Trung đại Việt Nam?
A. Chiếu dời đô (Lí Thái Tổ)
B. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
C. Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)
D. Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu)
Đáp án: B
Câu 23: Tác phẩm nào sau đây không nằm trong giai đoạn thứ hai (thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII) của văn học Trung đại Việt Nam?
A. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
B. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
C. Cáo tật thị chúng (Mãn giác thiền sư)
D. Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác)
Đáp án: C
Câu 24: Tác phẩm nào sau đây không nằm trong giai đoạn thứ ba (nửa sau thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX) của văn học Trung đại Việt Nam?
A. Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn)
B. Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều)
C. Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải)
D. Đoạn trường tân thanh (Nguyễn Du)
Đáp án: C
Câu 25: Tác phẩm nào sau đây không nằm trong giai đoạn thứ ba (nửa sau thế kỉ XIX) của văn học Trung đại Việt Nam?
A. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
B. Thơ văn Phan Văn Trị
C. Thơ văn Nguyễn Quang Bích.
D. Thơ Bà Huyện Thanh Quan.
Đáp án: D
Câu 26: Dòng nào sau đây không phải là nhận xét về phạm vi và quy mô kết tinh nghệ thuật của nền văn học Việt Nam thời Trung đại?
A. Yêu nước là ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, yêu giống nòi, yêu nhân dân.
B. Thành công chủ yếu là ở thể văn vần, văn xuôi, nhưng là văn xuôi chữ Hán. Văn xuôi tiếng Việt cơ bản chưa có.
C. Trong văn vần, thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm ưu thế.
D. Nhìn chung văn học thời kì Trung đại chưa tạo được nhiều tác phẩm có quy mô nghệ thuật đồ sộ.
Đáp án: A
Câu 27: Thể loại mà văn học Trung Đại tiếp thu từ văn học Trung Quốc là?
A. Truyện thơ
B. Phú.
C. Ngâm khúc.
D. Hát nói.
Đáp án: B
Câu 28: Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của quá trình dân tộc hóa hình thức văn học?
A. Sử dụng thi liệu, điển cố Hán học
B. Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở những thành tố chữ Hán, để ghi âm, biểu đạt nghĩa tiếng Việt và dùng chữ Nôm trong sáng tác
C. Việt hóa thể thơ Đường luật
D. Lấy đề tài, tài liệu trực tiếp từ Việt Nam, từ đời sống nhân dân, dân tộc làm thi liệu
Đáp án: A
Câu 29: Tên gọi nào không phải của thời kì văn học từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX?
A. Văn học cổ đại
B. Văn học phong kiến
C. Văn học trung đại
D. Văn học Hán – Nôm
Đáp án: C
Câu 30: Văn học thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX gồm những bộ phận chủ yếu nào?
A. Văn học chữ Hán
B. Văn học chữ Nôm
C. Văn học chữ quốc ngữ
D. Cả 3 ý trên
Đáp án: D
Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Tìm hiểu về Thao tác lập luận so sánh có đáp án
Trắc nghiệm Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 có đáp án
Trắc nghiệm Hai đứa trẻ có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12 có đáp án