TOP 40 câu Trắc nghiệm Ngữ cảnh (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Ngữ cảnh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 2,680 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Ngữ cảnh

Câu 1:

Ngữ cảnh là:

A. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó. 

B. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó lời nói được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó. 

C. Ngữ cảnh là hoàn cảnh giao tiếp trong đời sống hàng ngày. 

D. Ngữ cảnh sản sinh ra sản phầm ngôn ngữ.

Đáp án: A

Giải thích: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

Câu 2:

Ngữ cảnh có vai trò như thế nào đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản?

A. Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ. 

B. Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản. 

C. Cả A và B đều đúng. 

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Giải thích: Vai trò của ngữ cảnh đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản là: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.

Câu 3:

Văn cảnh là:

A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ 

B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể. 

C. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người. 

D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Đáp án: D

Giải thích: Văn cảnh bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

Câu 4:

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

“Người nói và người nghe đều có “vai” nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội,…”

A. Đúng 

B. Sai

Đáp án: A

Giải thích:

- Đúng

- Người nói và người nghe đều có “vai” nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội,…chi phối việc lĩnh hội lời nói

Câu 5:

Bối cảnh giao tiếp rộng được hiểu là:

A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ. 

B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể. 

C. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người. 

D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Đáp án: A

Giải thích: Bối cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, chính trị,…ở bên ngoài ngôn ngữ.

Câu 6:

Bối cảnh giao tiếp hẹp được hiểu là:

A. Bối cảnh lịch sử, xã hội, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, …ở bên ngoài ngôn ngữ 

B. Thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể. 

C. Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động,…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người. 

D. Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tô ngôn ngữ nào đó.

Đáp án: B

Giải thích: Bối cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

Câu 7:

Nhân tố của ngữ cảnh là:

A. Nhân vật giao tiếp 

B. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 

C. Văn cảnh 

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Nhân tố của ngữ cảnh:

- Nhân vật giao tiếp

- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

- Văn cảnh

Câu 8:

Trong giao tiếp, khi một người nói – một người nghe được gọi là:

A. Song thoại 

B. Đối thoại 

C. Độc thoại

Đáp án: A

Giải thích: Nhân vật giao tiếp gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (người viết), người nghe (người đọc). Khi một người nói – một người nghe được gọi là song thoại.

Câu 9: Muốn lĩnh hội có hiệu quả lời nói câu văn, người nghe người đọc cần phải làm gì?

A. Phải căn cứ vào ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp

B. Phải gắn từ ngữ câu văn vào với ngữ cảnh sử dụng, đặc biệt là tình huống giao tiếp cụ thể

C. Phân tích, tìm hiểu và lí giải cặn kẽ từng chi tiết về nội dung và hình thức

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 10: Tình huống giao tiếp của từng câu nói được tạo nên bởi các nhân tố nào ?

A. Bối cảnh giao tiếp rộng

B. Bối cảnh giao tiếp hẹp

C. Hiện thực được nói tới

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: C

Câu 11: Văn cảnh của một đơn vị ngôn ngữ là gì?

A. Là các đơn vị ngôn ngữ đứng trước mã

B. Là các đơn vị ngôn ngữ đứng sau mã

C. Cả hai ý kiến trên đều đúng

D. Cả hai ý kiến trên đều sai

Đáp án: C

Câu 12: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào với quá trình tạo lập lời nói, câu văn:

A. Ngữ cảnh là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn

B. Ngữ cảnh luôn ảnh hưởng, chi phối nội dung, hình thức của câu và để lại dấu án trong câu.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Câu 13: Ngữ cảnh có vai trò như thế nào với quá trình tạo lĩnh hội lời nói, câu văn:

A. Giúp người nghe (người đọc) lĩnh hội chính xác lời nói, câu văn.

B. Giúp người nghe (người đọc) lĩnh hội có hiệu quả lời nói, câu văn

C. Cả hai đáp án trên

Đáp án: C

Câu 14: Bài thơ Thề non nước của Tản Đà nằm trong một truyện ngắn cùng tên của ông. Trong truyện đó, hai nhân vật nam nữ trẻ tuổi cùng nhau xướng họa rồi đề thơ lên một bức tranh sơn thủy. Bài thơ có đoạn:

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non

Nhớ lời nguyện nước thề non

Nước đi chưa lại non còn đứng không

Non cao những ngóng cùng trông

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

Trời tây ngả bóng tà dương

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non thời nhớ nước, nước mà quên non!

Dù cho sông cạn đá mòn

Còn non còn nước hãy còn thề xưa.”

Có ý kiến cho rằng: "Bài thơ được người đọc lĩnh hội với ba tầng nghĩa:

a. Thể hiện tình cảm gắn bó giữa núi non và sông nước.

b. Biểu hiện tình yêu lứa đôi giữa hai nhân vật nam và nữ trong truyện.

c. Thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả và những người cùng thời với ông."

Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 15: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

Câu hỏi: “Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế? Xác định mấy vai giao tiếp trong đoạn trích trên? Đó là những nhân vật nào?

A. Chị - em

B. Anh - em

C. Mẹ - con

Đáp án: A

Câu 16: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

Bối cảnh giao tiếp rộng trong đoạn văn trên là gì?

A. Xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

B. Phố huyện, nơi bán hàng của chị Tí, vào lúc trời nhá nhem tối.

C. Hôm nay chị Tí dọn hàng muộn

Đáp án: A

Câu 17: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

- Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

Bối cảnh giao tiếp hẹp trong đoạn văn trên là gì?

A. Xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

B. Phố huyện, nơi bán hàng của chị Tí, vào lúc trời nhá nhem tối.

C. Hôm nay chị Tí dọn hàng muộn

Đáp án: B

Câu 18:

Trong ngôn ngữ có hiện tượng đồng âm (khác nghĩa). Nhưng khi từ được dùng trong ngữ cảnh thì nhờ ngữ cảnh mà từ có tính xác định về nghĩa. Căn cứ vào ngữ cảnh bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến để xác định nghĩa của từ “cần” trong câu thơ:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

A. rau cần

B. rượu cần

C. cần cẩu

D. cần câu cá

Đáp án: D

Giải thích: Tiếng Việt có các từ đồng âm “cần” nhưng với nhiều nghĩa khác nhau (một loại rau – rau cần; một loại ống hút thuốc hay rượu – cần xe điếu, rượu cần; một dụng cụ để di chuyển vật nặng – cần cẩu,... và nghĩa chỉ tính cấp thiết: cần làm, việc cần,...). Trong bài thơ của Nguyễn Khuyến, ngữ cảnh (văn cảnh) là cơ sở để hiểu từ cần với nghĩa xác định (cần câu cá). Đó là văn cảnh gồm nhiều từ ngữ nói về việc câu cá như đề bài (câu cá mùa thu), ao, nước, thuyền câu, cá, đớp động, chân bèo,.

Câu 19: Để hiểu hết được các lớp nghĩa, các sắc thái nghĩa của bài thơ Mời trầu – Hồ Xuân Hương, cần có những hiểu biết nào về ngữ cảnh (văn hóa, tình huống)?

A. Ngữ cảnh văn hóa: tục lệ ăn trầu, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cách thức têm trầu và ăn trầu của người Việt Nam.

B. Ngữ cảnh tình huống: Hồ Xuân Hương là người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên và luôn khát khao được đáp lại tình cảm của mình.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Đáp án: C

Câu 20: Khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, để hiểu rõ, đúng và sâu sắc nội dung tác phẩm, cần phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử của nhà văn là vì:

A. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm chính là một yếu tố quan trọng của tình huống giao tiếp. Đó là bối cảnh văn hoá xã hội của hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bao gồm hai tầng: cuộc giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc, cuộc giao tiếp giữa các nhân vật trong tác phẩm.

B. Tiểu sử tác giả cũng là một yếu tố của hoàn cảnh giao tiếp, nó ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong sáng tác của nhà văn. Tìm hiểu tiểu sử của nhà văn là tìm hiểu về hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp.

C. Cả hai ý trên đều đúng

D. Cả hai ý trên đều sai

Đáp án: C

Câu 21: Đối tượng được nói đến trong câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” là ai?

A. Những người công nhân

B. Giáo viên

C. Chưa xác định rõ 

D.  Những người ở chợ

Đáp án: C

Giải thích: vì từ “họ” là một danh từ chỉ một số người, nhóm người nói chung chung.

Câu 22:

Đối tượng được nói đến trong câu nói “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” là ai?

A. Những người công nhân

B. Giáo viên

C. Chưa xác định rõ 

D.  Những người ở chợ

Đáp án: C

Câu 23: Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu sau:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

A. Hiện thực bên trong, là tâm trạng ngậm ngùi chua xót của nhân vật trữ tình.

B. Tiếng trống canh 

C. tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi

Đáp án: A

Câu 24: Khi đi đường, có hai người không quen biết nhau, một người hỏi: " Thưa cô, không biết gần đây có ngân hàng nào không?". Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi có mục đích gì?

A. Hỏi xem có bao nhiêu ngân hàng ở đây

B. Nhờ người ta chỉ đường

C. Cả hai đáp án trên

Đáp án: B

Câu 25: Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ sau:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”.

(Kiều ở lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du)

A. Trước lầu Ngưng Bích với không gian bao la rộng lớn.

B. Hiện thực con người cô đơn nhỏ bé trước không gian bao la, rộng lớn đó.

C. Câu thơ bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình.

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Chữ người tử tù có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận so sánh có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh có đáp án

Trắc nghiệm Hạnh phúc của một tang gia có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ báo chí có đáp án

1 2,680 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: