TOP 40 câu Trắc nghiệm Phương pháp phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Phương pháp phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11..

1 1,296 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Phương pháp phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận

Câu 1: Để xác định tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời những câu hỏi nào sau đây?

A. Đặt ra vấn đề cần giải quyết? Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào? 

B. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào? 

C. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu? 

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Để xác định tầm quan trọng của tìm hiểu đề, cần trả lời được 4 câu hỏi sau đây:

- Đặt ra vấn đề cần giải quyết? Viết lại vấn đề rõ ràng ra giấy.

- Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu nào?

- Cần sử dụng thao tác nghị luận nào? Thao tác nào chính?

- Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?

 

Câu 2:

Trong bước tìm ý, cần:

A. Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bàn đến 

B. Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?... 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bàn đến.

- Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Xác định giá trị nội dung và tư tưởng: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Qua nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

+ Xác định giá trị nghệ thuật: Để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng với người đọc là thủ pháp nghệ thuật gì? Chi tiết, hình ảnh nào…làm em thích thú? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?

Câu 3:

Văn nghĩ luận là:

A. Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất. 

B. Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa. 

C. Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc , hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa. 

D. Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, Giải thích.

Đáp án: B

Giải thích:

Khái niệm:

- Văn nghị luận: Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa.

- Văn miêu tả: Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

- Văn tự sự: Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc , hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa.

- Văn thuyết minh: Cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, Giải thích.

Câu 4: Yêu cầu nào không phải của bài văn nghị luận?

A. Đúng hướng

B. Bộc lộ trực tiếp tình cảm

C. Trật tự, mạch lạc

D. Trong sáng, sinh động, hấp dẫn

Đáp án: B

Câu 5:

Những thao tác chính của văn nghị luận là gì?

A. Giải thích 

B. Phân tích, chứng minh 

C. Bình luận, bác bỏ 

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Những thao tác chính của văn nghị luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ.

Câu 6:

Nội dung "Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề" nằm ở phần nào của bài văn nghị luận? 

A. Mở bài 

B. Thân bài 

C. Kết bài 

D. Nằm ngoài văn bản 

Đáp án: A

Câu 7:

Trình tự đúng các bước làm bài văn nghị luận là: 

A. Tìm ý, lập dàn ý, tìm hiểu đề, viết bài 

B. Lập dàn ý, tìm hiểu đề, tìm ý, viết bài

C. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài 

D. Viết bài, tìm ý, tìm hiểu đề, lập dàn ý 

Đáp án: C

Câu 8:

Đáp án nào không thuộc bước của phần mở bài?

A. Nêu luận điểm, luận cứ 

B. Giới thiệu vài nét về tác giả 

C. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, xuất xứ của tác phẩm 

D. Giới thiệu luận đề cần giải quyết (cần bám sát vào đề bài để giới thiệu luận đề rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề)

Đáp án: A

Giải thích: Bước nêu luận đề, luận cứ thuộc phần thân bài

Câu 9:

Tìm ý cần xác định:

A. Xác định giá trị nội dung và tư tưởng

B. Xác định giá trị nghệ thuật

C. Xác định dung lượng

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Giải thích:

- Tìm ý, tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:

+ Xác định giá trị nội dung và tư tưởng: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Qua nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

+ Xác định giá trị nghệ thuật: Để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng với người đọc là thủ pháp nghệ thuật gì? Chi tiết, hình ảnh nào…làm em thích thú? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?

Câu 10:

Trong bước tìm ý, cần:

A. Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bàn đến 

B. Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Để làm nổi bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?... 

C. Cả hai đáp án trên đều đúng 

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm bàn đến.

- Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Xác định giá trị nội dung và tư tưởng: Tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung? Đó là những nội dung nào? Qua nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Câu 11:

Lập dàn ý là gì?

A. Triển khai các ý trước khi viết.

B. Chọn ra các ý cần viết.

C. Lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: C

Câu 12:

Việc lập dàn ý bài văn nghị luận giúp cho người viết bao quát được điều gì?

A. Nội dung chủ yếu

B. Những luận điểm, luận cứ cần triển khai

C. Phạm vi và mức độ nghị luận

D. Cả A, B và C đều đúng

Đáp án: D

Câu 13:

Ngoài ra, việc lập dàn ý bài văn nghị luận còn giúp cho người viết như thế nào?

A. Tránh tình trạng xa đề, lạc đề hoặc lặp ý

B. Tránh được việc bỏ sót hoặc triển khai ý không cân xứng

C. Phân phối thời gian làm bài hợp lí

D. Cả A, B và C đều đúng

Đáp án: D

Câu 14:

Khi tìm ý cho bài văn nghị luận, ta cần làm gì?

A. Xác định luận đề

B. Xác định các luận điểm

C. Tìm luận cứ cho các luận điểm

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 15: Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm.

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 16: Trong phần thân bài, người viết không cần chú ý điều gì?

A. Giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp.

B. Sắp xếp các luận điểm theo trình tự hợp lí.

C. Sắp xếp các luận cứ cho từng luận điểm ra sao?

D. Cần triển khai luận điểm và luận cứ nào nhiều nhất.

Đáp án: A

Câu 17:

Trong phần kết bài, người viết cần chú ý điều gì?

A. Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở?

B. Khẳng định những nội dung nào?

C. Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ?

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 18:

Yêu cầu nào không phải của bài văn nghị luận ?

A. Đúng hướng

B. Bộc lộ trực tiếp tình cảm

C. Trật tự, mạch lạc

D. Trong sáng, sinh động, hấp dẫn

Đáp án: B

Câu 19: Dàn ý bài văn nghị luận gồm 3 phần:

Mở bài (giới thiệu vấn đề triển khai)

Thân bài (lần lượt triển khai các luận điểm, luận cứ)

Kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề)

Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 20: Sắp xếp các bước làm bài văn nghị luận theo trình tự phù hợp:

1. Tìm ý

2. Lập dàn ý

3. Tìm hiểu đề

4. Xác lập luận cứ

5. Xác lập luận điểm

6. Sắp xếp luận điểm, luận cứ

A. 3 - 1 - 2 - 5 - 6 - 4

B. 3 - 1 - 2 - 5 - 4 - 6

C. 3 - 2 - 1 - 5 - 6 - 4

D. 1 - 3 - 2 - 5 - 6 - 4

Đáp án: B

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Thao tác lập luận phân tích có đáp án

Trắc nghiệm Thương vợ có đáp án

Trắc nghiệm Khóc Dương Khuê có đáp án

Trắc nghiệm Vịnh khoa thi Hương có đáp án

Trắc nghiệm Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) có đáp án

1 1,296 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: