TOP 40 câu Trắc nghiệm Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1,315 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Câu 1:

Việc sử dụng những từ cùng trường từ vựng trong tác phẩm văn học nhằm mục đích

A. Chứng minh tác giả có vốn từ phong phú.

B. Đạt đến một hiệu quả diễn đạt nào đó.

C. Đảm bảo những yêu cầu của thể loại.

D. Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.

Đáp án: B

Câu 2: Ca dao có câu:

“Bà già mặc áo bông chanh,

Ngồi trong đám hẹ, nói hành nàng dâu.”

Cái hay của câu ca dao trên là gì?

A.   Chơi chữ dựa trên các từ trái nghĩa

B.   Chơi chữ dựa trên các từ đồng nghĩa

C.   Chơi chữ dựa trên các từ cùng trường từ vựng

D.   Cả A, B và C

Đáp án: C

Câu 3:

Nhóm từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng?

A. Nông dân, nông nhiệp, vụ mùa, năng suất

B. Sư tử, hổ, ngựa vằn, linh dương

C. Tác phẩm, tác giả, công chúng, lâm nghiệp

D. Công dân, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi.

Đáp án: C

Câu 4:

Nét độc đáo của câu ca dao sau là gì?

“Cha chài, mẹ lưới, con câu

Chàng rể đi tát, con dâu đi mò”

A. Sử dụng nhiều từ đồng nghĩa

B. Sử dụng nhiều từ cùng trường từ vựng

C. Sử dụng nhiều cặp từ trái nghĩa

D. Sử dụng nhiều từ bắt đầu bằng chữ c

Đáp án: B

Câu 5:

Nhóm từ nào dưới đây cùng trường từ vựng?

A.   Hội họa, điêu khắc, điện ảnh, năng suất.

B.   Môi trường, tài nguyên, sinh thái, nghệ thuật.

C.   Nhà trường, thầy cô, học sinh, diễn viên.

D.   Bàn, ghế, đi văng, tủ lạnh.

Đáp án: D

Câu 6: Xác định từ được dùng theo nghĩa chuyển trong câu thơ sau

Bạc tình nổi tiếng lầu xanh

Một tay chôn biết mấy cành phù dung.

A. Tình

B. Lầu 

C. Tay

D. Cành

Đáp án: C

Câu 7: Từ nào đồng nghĩa với từ "cậy" trong câu thơ sau

Cậy em em còn chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

A. Nhờ

B. Van 

C. Xin

D. Bảo

Đáp án: A

Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Nhật kí trong tù .... một tấm lòng yêu nước

A. Phản ánh

B. Thể hiện

C. Biểu lộ

D. Canh cánh

Đáp án: D

Câu 9: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Anh ấy không .... gì đến chuyện này

A. Liên can

B. Liên hệ

C. Quan hệ 

D. Liên lụy

Đáp án: A

Câu 10: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: Việt Nam muốn làm ... với tất cả các nước trên thế giới

A. Bạn

B. Bạn bè

C. Bạn hữu

D. Bầu bạn

Đáp án: A

Câu 11: Câu nào sau đây dùng từ "ngọt" với nghĩa chuyển?

A. Vị ngọt mát của quả dưa làm tan đi cơn khát của chú bé vừa đi học về.

B. Ngọt như mía đường ăn mãi không chán

C. Nói ngọt lọt đến xương

Đáp án: C

Câu 12: Câu nào sau đây dùng từ "chân" với nghĩa gốc?

A. Chân ông Hai bị đau nhức, đã mấy tuần rồi mà không có biểu hiện thuyên giảm

B. Chân sút cừ khôi nhất của bóng đá Việt Nam là cầu thủ Quang Hải

C. Vậy là anh cũng đã có một chân trong cái đội này.

Đáp án: A

Câu 13: Từ nào trái nghĩa với từ "chiến tranh"?

A. Hòa bình

B. Xung đột

C. Đấu tranh

D. Chiến đấu

Đáp án: A

Câu 14:

Từ nào đồng nghĩa với từ "chăm chỉ"?

A. Siêng năng

B. Lười nhác

C. Lười biếng

D. Lười

Đáp án: A

Câu 15: Trong câu: "Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ." Nhóm từ cùng trường từ vựng là nhóm từ nào?

A. Đèn, lều, ngõ, vợ

B. Đau đớn, dật dờ, leo lét

C. Khóc, chạy, não nùng

D. Mẹ, vợ, chồng, trẻ

Đáp án: D

Câu 16: Trong câu "Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo" (Nguyễn Khuyến), từ "lá" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

A. Nghĩa gốc

B. Nghĩa chuyển

Đáp án: A

Câu 17: Nhóm từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng?

A. Nhà trường, thầy cô, học sinh, sách vở.

B. Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa

C. Hội họa, điêu khắc, điện ảnh, năng suất

D. Công dân, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi.

Đáp án: C

Câu 18:

Những từ: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào?

A. Hoạt động xã hội.

B. Hoạt động văn hóa.

C. Hoạt động chính trị.

D. Hoạt động kinh tế.

Đáp án: D

Câu 19:

Trong các phương án sau, phương án nào sắp xếp các từ đúng với trường từ vựng văn học?

A. Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình

B. Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...

C. Tác giả, tác phẩm, bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ...

D. Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản....

Đáp án: B

Câu 20: Các từ in đậm trong bài thơ sau đây thuộc trường từ vựng nào?

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

(Hồ Xuân Hương)

A. Động vật thuộc loài ếch nhái.

B. Động vật ăn cỏ.

C. Côn trùng.

D. Động vật ăn thịt.

Đáp án: A

Câu 21: Nghĩa gốc của từ "ngọt" là

A. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh (đàn ngọt).

B. Sự tác động êm nhẹ nhưng vào sâu, mức độ cao (lưỡi dao ngọt)

C. vị ngọt của thực phẩm(bánh ngọt)

D. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm xiêu lòng của lời nói (nói ngọt).

Đáp án: C

Câu 22: Các từ gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào?

“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.”

(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

A. Suy nghĩ của con người

B. Cảm xúc của con người

C. Thái độ của con người

D. Hành động của con người

Đáp án: C

Câu 23: Nghĩa của từ "hiền lành" là gì?

A. Hiền hậu, dễ thương.

B. Dịu dàng, ít nói.

C. Sống hòa thuận với mọi người.

D. Sống lương thiện, không gây hại cho ai.

Đáp án: D

Câu 24:

Trường từ vựng “mắt” có những trường nhỏ sau đây:

- Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con người, lông mày, lông mi, ...

- Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, vui tính, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, lòa, ...

- Cảm giác của mắt: choáng, quáng, hoa, cộm, ...

- Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị, thong manh, ...

- Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, liếc, nhòm, ...

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 25: Từ "véo von" trong câu "Cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von." thuộc loại từ nào?

A. Từ láy.

B. Từ đơn.

C. Từ ghép chính phụ.

D. Từ ghép đẳng lập.

Đáp án: A

Câu 26: Chọn một trong các từ: nhạt, phai, lụi, tàn,...điền vào chỗ trống trong câu thơ sau và cho biết lí do lựa chọn:

“Nắng ... bỗng dưng mờ bóng khói

Núi vẫn đôi mà anh mất em”

(Núi đôi – Vũ Cao)

A. Nhạt

B. Phai

C. Lụi

D. Tàn

Đáp án: C

Câu 27: Từ nào dưới đây không có nghĩa chuyển

A. Mũi

B. Mặt

C. Đồng hồ

D. Tai

Đáp án: C

Câu 28: Nhóm các từ nào là từ đồng nghĩa chỉ hoạt động nhận thức của trí tuệ ?

A. Xét đoán, xét nghiệm, phán xét

B. Đoán định, tiên đoán, độc đoán

C. Thông minh, lanh lợi, giỏi giang

D. Nghĩ ngợi, suy nghĩ, nghiền ngẫm

Đáp án: D

Câu 29: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu sau:" Trông nó làm thật chướng mắt."?

A. khó chịu

B. khó coi

C. khó khăn

D. dễ nhìn

Đáp án: B

Câu 30: Các từ: “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

A. Chỉ tâm hồn con người

B. Chỉ tâm trạng con người

C. Chỉ bản chất của con người

D. Chỉ đạo đức của con người

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập văn học trung đại Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Tìm hiểu về Thao tác lập luận so sánh có đáp án

Trắc nghiệm Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 có đáp án

Trắc nghiệm Hai đứa trẻ có đáp án

Trắc nghiệm Ngữ cảnh có đáp án

1 1,315 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: