TOP 40 câu Trắc nghiệm Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 765 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Câu 1:

Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

"Vì thế đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối...

A. Bản sắc văn hóa của dân tộc.

B. Ngôn ngữ tiếng Việt

C. Nền văn minh phương Đông.

D. Sự tự do của chính mình.

Đáp án: D

Câu 2:

Văn bản “Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” là của tác giả nào?

A. Nguyễn Trường Tộ

B. Nguyễn Ái Quốc

C. Phan Châu Trinh

D. Nguyễn An Ninh

Đáp án: D

Câu 3:

Văn bản “Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” thuộc thể loại nào?

A. Chính luận

B. Miêu tả

C. Nhật dụng

D. Tự sự

Đáp án: A

Câu 4:

Trong văn bản, tác giả cho rằng yếu tố nào là quan trọng nhất giúp các dân tộc thoát khỏi cảnh bị áp bức ?

A. Tiếng nói, chữ viết

B. Sức mạnh của lực lượng quân sự.

C. Yếu tố con người

D. Sức mạnh của lực lượng quân sự.

Đáp án: A

Câu 5:

Căn cứ vào đâu để tác giả nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn?

A. Tiếng “nước mình” được nhiều dân tộc trên thế giới biết đến và học tập theo.

B. Tiếng “nước mình” có nhiều từ ngữ phong phú, có thể diễn tả được tất cả khía cạnh của cuộc sống.

C. Người An Nam có thể dịch các tác phẩm của người nước ngoài sang tiếng nước mình và có thể diễn đạt rõ ràng những điều họ suy nghĩ.

D. Nhiều tác phẩm tiếng Việt không thể dịch sang các ngôn ngữ khác do các ngôn ngữ đó không thể diễn tả hết được.

Đáp án: C

Câu 6:

Văn bản ”Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” từng được đăng trên tờ báo nào?

A. Người An Nam.

B. Nam Kì bách nhật báo

C. Người cùng khổ.

D. Tiếng chuông rè.

Đáp án: D

Câu 7:

Trong văn bản, tác giả cho rằng một số người đã lấy lí do gì để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình?

A. Tiếng mẹ đẻ không phải là ngôn ngữ chính thức

B. Tiếng mẹ đẻ không giúp giải phóng dân tộc.

C. Tiếng mẹ đẻ quá khó tiếp nhận.

D. Tiếng mẹ đẻ quá nghèo nàn.

Đáp án: D

Câu 8:

Câu nào dưới đây không nói về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn An Ninh?

A. Sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với những buổi diễn thuyết và những bài báo nổi tiếng, gây xôn xao dư luận.

B. Ông từng đảm nhận những chức vụ quan trọng trong chính quyền cách mạng sau Cách mạng tháng Tám 1945.

C. Ông từng làm chủ tờ báo yêu nước tiến bộ Tiếng chuông rè, dịch Khế ước xã hội của Ru-xô và soạn vở tuồng Hai Bà Trưng.

D. Là một nhà báo, một nhà văn, một nhà yêu nước tiến bộ của nước ta đến đầu thế kỉ XX.

Đáp án: B

Câu 9:

Trong văn bản, Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi “Tây hóa”?

A. Hành vi coi thường văn hóa phương Tây, cố chấp, không chịu học tập những điều hay của nền văn hóa đó.

B. Hành vi bập bẹ vài ba tiếng Tây, có nhặt những cái tầm thường của văn hóa châu Âu để chứng tỏ mình được đào tạo theo kiểu Tây.

C. Hành vi đem văn hóa phương Tây cải biến thành văn hóa dân tộc dẫn đến làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Hành vi coi thường văn hóa dân tộc, đánh mất tiếng mẹ đẻ, chạy theo những giá trị tầm thường của văn hóa châu Âu để chứng tỏ mình được đào tạo theo kiểu Tây.

Đáp án: B

Câu 10:

Theo tác giả, tiếng nói có vai trò quan trọng như thế nào đối với vận mệnh dân tộc?

A. Giúp mở rộng giao lưu, tiếp xúc giữa các quốc gia trên thế giới.

B. Nguồn bảo vệ quý báu nhất nền độc lập dân tộc, giúp giải phóng các dân tộc bị trị.

C. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, không làm mất đi bản sắc riêng của mỗi dân tộc.

D. Tránh được nguy cơ bị dân tộc khác đồng hóa.

Đáp án: B

Câu 11:

Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:Vì thế đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối...

A. Bản sắc văn hóa của dân tộc.

B. Ngôn ngữ tiếng Việt

C. Nền văn minh phương Đông.

D. Sự tự do của chính mình.

Đáp án: D

Câu 12:

Trong văn bản, tác giả cho rằng yếu tố nào là quan trọng nhất giúp các dân tộc thoát khỏi cảnh bị áp bức?

A. Yếu tố con người.

B. Sức mạnh của lực lượng quân sự.

C. Tiếng nói, chữ viết.

D. Sức mạnh của lực lượng quân sự.

Đáp án: C

Câu 13: Bố cục Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 14: Những hành vi học đòi Tây hóa đáng phê phán là gì?

A. Thích nói tiếng Pháp (dù là bập bẹ mấy tiếng) hơn là nói tiếng Việt cho mạch lạc.

B. Nhặt nhạnh những điều tầm thường của phong hóa Châu Âu để lừa lọc đồng bào rằng: mình được đào tạo theo kiểu Tây phương.

C. Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng, mà lại cho rằng là học theo văn minh Pháp.

D. Quên hết tiếng mẹ đẻ với lí do tiếng Việt nghèo nàn.

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Câu 15: Thái độ của tác giả trong văn bản là:

A. châm biếm

B. phê phán gay gắt

C. lo lắng, xót xa

D. Cả ba ý trên

Đáp án: D

Câu 16: Tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh dân tộc như thế nào?

A. Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc.

B. Tiếng nói là cái quan trọng và thiết yếu nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

C. Nếu giữ gìn và phát huy tiếng nói, dùng tiếng nói của mình để truyền bá các học thuyết đạo đức, khoa học phương Tây thì vấn đề giải phóng dân tộc chỉ còn là thời gian.

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Câu 17: Phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn An Ninh là:

A. Văn phong khúc chiết, trong sáng, có độ sâu về tư duy văn hoá, tràn đầy nhiệt huyết yêu nước gần gũi với đời sống và con người lao động.

B. Lên án xã hội thối nát.

C. Phê phán thói học đòi.

Đáp án: A

Câu 18: Hoàn cảnh ra đời văn bản là gì?

A. Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1925

B. Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1926

C. Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1927

D. Văn bản là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng Chuông rè năm 1924

Đáp án: A

Câu 19: Tác giả đưa ra những luận điểm nào để chứng minh "Tiếng Việt vô cùng giàu có"

A. Ngôn ngữ thông dụng giàu có.

B. Ngôn ngữ của Nguyễn Du – ngôn ngữ văn chương – giàu có.

C. Người An Nam có khả năng dịch... không thể viết...

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Câu 20:

Trong văn bản, tác giả cho rằng yếu tố nào là quan trọng nhất giúp các dân tộc thoát khỏi cảnh bị áp bức.

A. Tiếng nói, chữ viết

B. Sức mạnh của lực lượng quân sự.

C. Yếu tố con người

D. Sức mạnh của lực lượng quân sự.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ chính luận có đáp án

Trắc nghiệm Một thời đại trong thi ca có đáp án

Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận có đáp án

1 765 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: