TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1,123 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Câu 1:

Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không?

A. Có

B. Không

Đáp án: B

Câu 2:

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân và cho biết đoạn trích viết về vấn đề gì? 

A. Ảnh hưởng của Pháp đối với các nhà thơ mới.

B. Ảnh hưởng của Mĩ đối với các nhà thơ mới.

C. Ảnh hưởng của Pháp đối với các nhà thơ trung đại.

D. Ảnh hưởng của Mĩ đối với các nhà thơ trung đại.

Đáp án: A

Câu 3:

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK, Ngữ văn 11, tập 2) trong “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân và cho biết thao tác lập luận nào là chủ yếu? 

A. Phân tích

B. So sánh

C. Bác bỏ

D. Bình luận

Đáp án: A

Câu 4:

Sau khi làm xong một bài văn có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận thì không nhất thiết phải kiểm tra lại xem có sai lệch gì không bởi sẽ mất thời gian. Điều này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 5:

Khi viết bài văn bàn luận về vấn đề bạo lực học đường, không cần có ý nào trong các ý sau? 

A. Khái niệm

B. Biểu hiện

C. Tác dụng

D. Nguyên nhân

E. Hậu quả

Đáp án: C

Câu 6:

Đoạn trích sau sử dụng những thao tác lập luận nào?

“Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa”.

A. Phân tích, so sánh

B. Bình luận

C. Chứng minh

D. Giải thích

Đáp án: A

Câu 7:

Có ý kiến cho rằng trong bài văn nghị luận chỉ sử dụng duy nhất một thao tác lập luận. Điều này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

 Câu 8:

Khi nói về vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương, thao tác so sánh được dung để chỉ ra tương đồng giữa vẻ đẹp của bà Tú với những những hình tượng phụ nữ khác trong ca dao, trong thơ Hồ Xuân Hương đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 9:

Để làm sáng tỏ vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương cần phải có những luận điểm nào?

A. Giới thiệu nhà thơ Tú Xương, bài thơ Thương vợ và hình tượng bà Tú.

B. Những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú.

C. Nghệ thuật xây dựng hình tượng bà Tú.

D. Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng bà Tú và liên hệ, bày tỏ cảm nghĩ của bản thân.

Đáp án: D

Câu 10: Chỉ ra lỗi sai về logic trong lập luận sau: "Những người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ đều phải học ngoại ngữ. Tôi không phải là người phiên dịch, cũng không phải là giáo viên ngoại ngữ nên tôi không học ngoại ngữ."

A. Sai vì đối tượng cần học ngoại ngữ không chỉ là người phiên dịch hay giáo viên ngoại ngữ mà còn rộng hơn rất nhiều.

B. Sai vì mục đích câu nói không hướng đến người phiên dịch hay giáo viên ngoại ngữ.

C. Sai vì người nói không bác bỏ được luận điểm đã nêu ban đầu.

Đáp án: A

Câu 11: Thao tác nghị luận chủ yếu nào được sử dụng trong đoạn văn sau?

Câu thơ "Này của xuân hương mới quệt rồi” là câu thơ hay của bài thơ “Mời trầu”. Đây là câu thơ thể hiện phong cách của Xuân Hương, một phong cách thông báo độc đáo, hiếm thấy trong văn học trung đại. Lần đầu tiên và có thể là lần cuối cùng trong thơ trung đại Việt Nam, nhân vật trữ tình xuất hiện một cách công khai, đàng hoàng “của Xuân Hương”. Đây cũng là một cách khẳng định vai trò của một cá nhân – cá tính đầy bản ngã trong xã hội phong kiến.

A. Phân tích

B. Chứng minh

C. Bình luận

D. Giải thích

Đáp án: C

Câu 12: Đoạn văn sau đây chủ yếu sử dụng thao tác nghị luận nào?

Tam cương là gì?

Tam là ba. Cương là sợi dây cái làm mành để móc những sợi dây nhỏ làm lưới. Nghĩa bóng là cái xương sống, cái chủ yếu, quan trọng nhất mà người khác phải lấy đó mà dựa vào. Ông Khổng Tử - người sống vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc xưa ở Trung Hoa đã lập cái chủ yếu để ổn định xã hội phong kiến thời đó vốn đảo điên và loạn lạc.

Cương thứ nhất trong tam cương là “Quân vi thần cương”: Vua là cái giềng (vành) của dân.

Cương thứ hai là “Phụ vi tử cương”: cha là cái giềng của con.

Cương thứ 3 là “Phu vi thê cương”: chồng là cái giềng của vợ.

A. Chứng minh

B. Giải thích

C. Phân tích

D. Bình luận

Đáp án: B

Câu 13: Dòng nào nêu không đúng tác dụng của việc kết hợp các thao tác lập luận?

A. Tăng tính thuyết phục của bài viết

B. Thay đổi giọng văn

C. Tạo nên giọng điệu hùng hồn cho bài viết

D. Vấn đề được soi sáng dưới nhiều góc độ

Đáp án: C

Câu 14: Chọn ý kiến chính xác nhất sau đây?

A. Một bài văn nghị luận thường có sự kết hợp sử dụng nhiều thao tác nghị luận.

B. Một bài văn nghị luận thường có sự kết hợp sử dụng nhiều thao tác nghị luận, trong đó có một thao tác nghị luận chính yếu.

C. Một bài văn nghị luận thường chỉ sử dụng một thao tác nghị luận nhất định.

D. Một bài văn nghị luận thường chỉ sử dụng từ một đến hai thao tác nghị luận nhất định, trong đó có một thao tác đóng vai trò là thao tác nghị luận chính.

Đáp án: B

Câu 15: Đoạn văn sau đây chủ yếu sử dụng thao tác nghị luận nào?

Quan vì tiền mà bất chấp công lí; sai nhà vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán người; Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo tiền.

A. Quy nạp

B. Diễn dịch

C. So sánh

D. Loại suy

Đáp án: A

Câu 16:

Đoạn văn: “Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuân khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.” Sử dụng cách lập luận phân tích nào?

A. Bình giá

B. Phân loại

C. Liên hệ, đối chiếu

D. Cắt nghĩa

Đáp án: D

Câu 17:

Nội dung của đoạn văn sau là gì?

“Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuân khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.”

A. Cấu tạo của sách.

B. Lợi ích của sách.

C. Hạn chế của sách.

D. Đặc điểm của sách.

Đáp án: D

Câu 18:

Trong đoạn văn: “Trong nửa sau của thế kỉ XX, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, vi-đê-ô và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?” tác giả nêu vấn đề bằng cách nào?

A. Nêu khái quát đặc điểm tình hình xã hội hiện nay

B. Liệt kê ra các phương tiện truyền thông hiện đại

C. Đặt câu hỏi về số phận của sách

D. So sánh sách với các phương tiện truyền thông khác

Đáp án: C

Câu 19:

Đoạn văn sau đây nêu lên lên vấn đề gì?

“Trong nửa sau của thế kỉ XX, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, vi-đê-ô và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?”

A. Những lợi ích của việc tiếp thu thông tin từ sách.

B. Văn hóa đọc sách trong bối cảnh bùng nổ thông tin.

C. Quan điểm của tác giả về việc tiếp nhận thông tin.

D. Những lợi ích của các phương tiện truyền thông.

Đáp án: B

Câu 20: Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ sau có điểm gì giống nhau?

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?

(Hạ Tri Chương - Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quẻ - bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ)

Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,

Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai

Nền nhà nay dựng cơ quan mới

Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.

(Chế Lan Viên - Trở lại An Nhơn)

A. Ngậm ngùi, tiếc nuối, man mác buồn.

B. Vui vẻ.

C. Hào hứng.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập phần văn học (Kì 2) có đáp án

Trắc nghiệm Tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 có đáp án

1 1,123 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: