TOP 40 câu Trắc nghiệm Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 2,646 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)

Câu 1: Văn bản chính luận hiện đại bao gồm những văn bản nào?

A. Cương lĩnh; tuyên ngôn; lời kêu gọi, hiệu triệu; tuyên bố

B. Các bài bình luận, xã luận; bài phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị

C. Các báo cáo, tham luận

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."

Câu 2: Đoạn trích trên có thuộc phong cách chính luận không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 3: Vì sao đoạn trích trên thuộc phong cách chính luận?

A. Thể loại của văn bản: bình luận xã hội.

B. Mục đích viết văn bản:  trình bày, đánh giá một vấn đề mang tính thời sự, chính trị: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

C. Ngôn ngữ: từ ngữ chính trị (yêu nước, truyền thống, dân, Tổ quốc, xâm lăng, bán nước, cướp nước...) câu văn là những nhận định, phán đoán.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau:

"Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước."

A. Biện pháp điệp ngữ, liệt kê.

B. Biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.

C. Biện pháp liệt kê, so sánh.

D. Biện pháp điệp ngữ, so sánh

Đáp án: A

Câu 5: Câu văn nào sau đây không phù hợp với phong cách ngôn ngữ chính luận?

A. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

B. Xuân mới, thế và lực, chúng ta tự tin đi tới!

C. Phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị.

D. Hà Nội mùa này phố vắng những cơn mưa.

Đáp án: D

Câu 6:

Loại văn bản trình bày quan điểm của tờ báo về một vấn đề thời sự quan trọng, thường đăng ở trang nhất là loại văn bản chính luận nào sau đây?

A. Tuyên ngôn

B. Tham luận

C. Xã luận

D. Bình luận thời sự.

Đáp án: C

Câu 7:

Văn bản chính luận sử dụng các phương tiện diễn đạt đặc trưng nào?

A. Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị

B.  Câu văn có kết cấu chuẩn mực, hệ thống lập luận rõ ràng, logic; ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.

C.  Sử dụng biện pháp tu từ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, sinh động.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu 8:

Mục đích của văn bản chính luận là:

A. Thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.

B. Lôi kéo người đọc, người nghe ủng hộ quan điểm mà các cá nhân hoặc tổ chức nêu ra.

C. Thuyết phục người đọc ủng hộ bằng những dẫn chứng hùng hồn, cảm xúc chân thực của người viết.

D. Thuyết phục người đọc, người nghe bằng những quan điểm chính trị đúng đắn.

Đáp án: A

Câu 9:

Tác phẩm nào sau đây không phải là văn bản chính luận?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Hồ Chí Minh).

B. Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh).

C. Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh

D. Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).

Đáp án: D

Câu 10:

Loại văn bản nhằm đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề, thường là xã hội, chính trị xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm là loại văn bản chính luận nào sau đây?

A. Tuyên ngôn

B. Tham luận

C. Xã luận

D. Bình luận thời sự.

Đáp án: D

Câu 11: Chính luận là:

A. Nghị luận.

B. Phong cách chức năng ngôn ngữ.

C. Thao tác tư duy.

D. Một kiểu bài làm văn.

Đáp án: B

Câu 12:

Những từ nào sau đây không phù hợp để dùng liên kết trong văn chính luận?

A. Nhưng

B. Do đó

C. Bởi vậy

D. Hẳn là

Đáp án: D

Câu 13:

Ngôn ngữ chính luận mang nét đặc trưng là có tính công thức, ước lệ, khô khan. Nhận định này đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 14: Nhận định nào đúng?

A. Văn bản nghị luận là văn bản chính luận

B. Văn bản chính luận là một loại văn bản nghị luận

C. Văn bản chính luận hoàn toàn khác văn bản nghị luận

D. Văn bản nghị luận là một văn bản chính luận

Đáp án: C

Câu 15: Nhận định nào không đúng?

A. Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các loại văn bản: tuyên ngôn, bình luận thời sự, xã luận.

B. Ngôn ngữ chính luận tồn tại trong cả dạng nói và viết

C. Ngôn ngữ chính luận dùng để trình bày, bình luận, đánh giá, những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn háo, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.

D. Ngôn ngữ chính luận chủ yếu dùng trong các văn bản nghị luận văn học.

Đáp án: D

Câu 16: Loại văn bản nào sau đây không thuộc thể loại văn bản chính luận?
A. Các cương lĩnh; tuyên bố, tuyên ngôn

B. Các bài bình luận, xã luận

C. Các bài tùy bút, kí sự, tiểu thuyết

D. Các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị

Đáp án: C

Câu 17: Đặc trưng nào sau đây không có trong văn bản chính luận?

A. Tính công khai về quan điểm chính trị

B. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

C. Tính truyền cảm, thuyết phục

D. Tính tập thể, gắn với đời sống sinh hoạt nhân dân.

Đáp án: D

Câu 18: Phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?

A. Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện, thời sự,....

B. Chỉ toàn bộ lời ăn tiếng nói hàng ngày

C. Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người

D. Là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí.

Đáp án: A

Câu 19: Mục đích sử dụng của phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?

A. Nhằm trình bày, đánh giá, bình luận các sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,... theo một quan điểm chính trị nhất định.

B. Nhằm cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, chân thực nhất đến với người nghe.

C. Nhằm gợi tình, gợi cảm, miêu tả cái đẹp trong lòng người đọc.

D. Nhằm trao đổi thông tin, suy nghĩ, ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống.

Đáp án: A

Câu 20: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản chính luận thời xưa?

A. Hịch, cáo

B. Thư, biểu

C. Chiếu

D. Tản văn

Đáp án: D

Câu 21: Văn bản chính luận hiện đại bao gồm những văn bản nào?

A. Cương lĩnh; tuyên ngôn; lời kêu gọi, hiệu triệu; tuyên bố

B. Các bài bình luận, xã luận; bài phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị

C. Các báo cáo, tham luận

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 22: Nghị luận và chính luận là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nghị luận là thao tác tư duy, phương tiện biểu đạt, một kiểu bài làm văn trong nhà trường, còn chính luận lại là một phong cách ngôn ngữ do cách thức sử dụng ngôn ngữ hình thành những đặc trung, độc lập với các phong cách ngôn ngữ khác. Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Câu 23: Đoạn trích trên có thuộc phong cách chính luận không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

 

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần văn học (Kì 2) có đáp án

Trắc nghiệm Tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 có đáp án

1 2,646 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: