TOP 40 câu Trắc nghiệm Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 2,398 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Câu 1: Tác dụng của các hư từ trong câu văn trên để liên kết trong văn bản và nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của nhân dân ta trước thực dân Pháp và phát xít Nhật, chế độ phong kiến. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 2: Từ "tôi" (1) và từ "tôi" (2) sau đây có chung một chức vụ ngữ pháp không?

"Tôi (1) đưa cô ấy ba ngàn đồng, cô ấy đưa tôi (2) một quyền vở."

A. Có

B. Không

Đáp án: B

Câu 3: Trong bất cứ trường hợp nào, dù đóng vai trò gì trong câu thì tiếng Việt cũng giống tiếng Anh thì từ phải thay đổi hình thái. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 4: Trật tự sắp đặt từ trong cụm từ hoặc câu có ảnh hưởng gì đến ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ hoặc câu?

A. Trật tự sắp đặt từ trong cụm từ hoặc câu thay đổi thì ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ hoặc câu cũng thay đổi

B. Tùy từng trường hợp, trật tự sắp đặt từ trong cụm từ hoặc câu thay đổi có thể làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ hoặc câu

C. Trật tự sắp đặt từ trong cụm từ hoặc câu thay đổi không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ hoặc câu

Đáp án: A

Câu 5:

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến đổi hình thái.

B. Âm tiết nào trong tiếng Việt cũng mang thanh điệu.

C. Chơi chữ bằng cách nói lái là một hiện tượng thú vị của tiếng Việt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 6:

Nhóm các tình thái từ nào sau đây giúp nhận biết câu cầu khiến?

A. À, ư, nhỉ, nhé…

B. Đi, đã, thôi, nào…

C. Vậy, đây, đấy, rồi…

D. Chứ, thật, mất chăng…

Đáp án: B

Câu 7:

Khi so sánh tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái khi được dùng trong câu.

B. Âm tiết tiếng Việt và tiếng Pháp cũng có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng có nghĩa ở mức độ như trong tiếng Việt.

C. Âm tiết tiếng Việt có nghĩa hoặc tiềm tàng khả năng có nghĩa.

D. Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu có thanh điệu, còn tiếng Anh và tiếng Pháp thì không

Đáp án: C

Câu 8:

So sánh hai câu: “Nó học lại” và “Nó lại học”. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Cả hai giống nhau về nghĩa sự việc.

B. Chúng khác nhau về nghĩa tính thái.

C. Trật tự của từ thay đổi làm thay đổi nghĩa của câu.

D. Cả hai hoàn toàn giống nhau về nghĩa.

Đáp án: C

Câu 9: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt là gì?

A. Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng

B. Từ không biến đổi hình thái

C. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 10: Tiếng là gì?

A. Là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.

B. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.

C. Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 11: Có những loại hình ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ hòa kết.

B. Ngữ hệ Ấn - Âu, ngữ hệ Nam Á.

C. Chữ La-tinh, chữ tượng hình.

Đáp án: A

Câu 12: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ đơn lập

B. Ngôn ngữ hòa kết

C. Ngữ hệ Ấn - Âu

D. Ngữ hệ Nam Á

Đáp án: A

Câu 13: Xác định số tiếng trong câu văn sau: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ."

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Đáp án: B

Câu 14:

Xác định các hư từ trong các câu văn sau:

"Tôi đã ăn cơm."
"Tôi đang ăn cơm."
"Tôi vừa ăn cơm xong rồi."

A. Đã

B. Đang

C. Vừa

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Câu 15: Nếu bỏ các hư từ trong các câu trên thì ý nghĩa của câu có thay đổi hay không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 16:

Xác định hư từ trong đoạn văn sau:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

A. đã, lại, mà, nên

B. đã, gần, lại, mà

C. đã, lại, gần, nên

D. đã, gần, mà, nên

Đáp án: A

Câu 17:

Có thể thay hư từ "đã" thành "đang" trong câu "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập" hay không?

A. Có

B. Không

Đáp án: B

Câu 18:

Hiện tượng tách từ trong tiếng Việt (Ví dụ: "Đi đâu mà vội mà vàng") đã dựa trên đặc điểm nào của tiếng Việt?

A. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu.

B. Tiếng có thể hoạt động độc lập như một từ đơn.

C. Trật tự từ có vai trò quan trọng trong tổ chức của cụm từ và câu.

D. Cả A, B và C

Đáp án: B

Câu 19: Có mấy loại hình ngôn ngữ?

A. 1

B. 2

C. 3

Đáp án: B

Câu 20: Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

Con đem con cá bống (1) ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống (2)… Nói xong, Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống (3) xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống (4) . Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống (5) lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống (6) ngày một lớn lên trông thấy.

Vai trò ngữ pháp của từ bống  (2) trong đoạn văn:

A. là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.

B. là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả (xuống).

C. là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

D. chủ ngữ của câu (chủ thể của hành động ngoi lên).

Đáp án: C

+ bống (2): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả (xuống).

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tôi yêu em có đáp án

Trắc nghiệm Bài thơ số 28 có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt có đáp án

Trắc nghiệm Người trong bao có đáp án

Trắc nghiệm Thao tác lập luận bình luận có đáp án

1 2,398 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: