TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 1,570 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Câu 1: Nếu có thể dùng thao tác lập luận phản bác thì những luận điểm nào là phù hợp để viết bài văn?

A. Tình yêu không phân biệt tuổi tác

B. Tình yêu tuổi học trò là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi mới lớn, là sự phát triển tự nhiên của con người.

C. Cả A và B đều đúng

D. Chỉ có B là phù hợp, A không phù hợp

Đáp án: C

Câu 2: Luận cứ nào không phù hợp với nội dung đề bài

A. Lấy ví dụ về những tình yêu thực tế trong cuộc sống

B. Tình yêu cần sự bền vững từ kinh tế.

C. Chỉ nên yêu khi đã học xong đại học

Đáp án: C

Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Ý kiến 1: Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều văn thơ.

Ý kiến 2: Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.

Anh (chị) hãy bác bỏ một trong hai quan điểm về kinh nghiệm học môn Ngữ văn, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học Ngữ văn tốt nhất.

Câu 3: Cách bác bỏ ý kiến ở đề bài trên?

A. Chỉ ra nguyên nhân: quan niệm bắt nguồn từ suy nghĩ và thái độ học tập phiến diện, đơn giản của học sinh.

B. Tác hại của cả hai suy nghĩ ý kiến trên

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 4: Đề xuất nào sau đây phù hợp với nội dung đề bài?

A. Chăm chú nghe giảng, để hiểu bài ngay tại lớp.

B. Đọc nhiều sách để có vốn từ phong phú hơn.

C. Học thuộc các ý thơ và ghi nhớ kĩ nội dung các văn bản để khi viết văn có dẫn chứng cụ thể.

D. Tất cả các ý kiến trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 5: Bác bỏ luận cứ là gì? 

A. Chỉ ra sự đúng đắn của việc đưa lí lẽ và dẫn chứng.

B. Chỉ ra sự sai lầm, giả tạo trong sử dụng lí lẽ và dẫn chứng.

C. Chỉ ra sự lỗi thời của lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng.

D. Chỉ ra sự độc đáo, mới mẻ của cách lập luận.

Đáp án: B

Câu 6:

Khi bác bỏ cần có thái độ như thế nào?

A. Khách quan, đúng mực

B. Thù hằn, ghét bỏ

C. Vui vẻ, niềm nở

D. Lạnh lùng, vô cảm

Đáp án: A

Câu 7:

Làm thế nào để bác bỏ được lập luận sai lầm? 

A. Chỉ ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic trong lập luận.

B. Chỉ ra sự sai lầm, giả tạo trong sử dụng lí lẽ và dẫn chứng.

C. Chỉ ra sự lỗi thời của lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng.

D. Chỉ ra sự độc đáo, mới mẻ của cách lập luận.

Đáp án: A

Câu 8:

Đoạn văn sau sử dụng cách bác bỏ nào?

“Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người ở gần anh cũng hút phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.”

A. Bác bỏ luận điểm 

B. Bác bỏ luận cứ

C. Bác bỏ dẫn chứng

D. Bác bỏ lập luận

Đáp án: A

Câu 9:

Trong đoạn văn: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người ở gần anh cũng hút phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.”, có sự kết hợp giữa thao tác lập luận bác bỏ với thao tác lập luận nào?

A. Chứng minh

B. So sánh

C. Phân tích

D. Bình luận

Đáp án: C

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

[...] Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là nếu lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

(Theo A.L. Ghéc - xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội)

Câu 10: Vấn đề nào bị bác bỏ trong đoạn trích trên?

A. Quan điểm chỉ sống cho bản thân.

B. Quan điểm sống vì mọi người

C. Quan điểm sống cho mình và người thân là đủ

Đáp án: A

Câu 11: Quan niệm nào được tác giả chỉ ra ở đây là gì?

A. Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa.

B. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh như thế.

C. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước

D. Nhưng hễ có một cơn giông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào.

Đáp án: C

Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích trên?

A. Tác giả đã sử dụng hình tượng mang tính đối lập (mảnh vườn rào kín - đại dương mênh mông) để tính chất bác bỏ được quyết liệt hơn.

B. Diễn đạt của đoạn trích rõ ràng, rành mạch.

C. Từ ngữ giản dị; phối hợp câu tường thuật với câu miêu tả giúp đoạn văn trở lên sinh động , có sức thuyết phục cao.

D. Đoạn trích chưa thể hiện được lập luận bác bỏ cần thể hiện, ý chưa rõ ràng, còn bị trùng lặp.

Đáp án: D

Đọc đề bài sai và trả lời câu hỏi: Có quan niệm cho rằng: "Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường...thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập." Anh/chị hãy lập dàn ý và viêt bài văn nghị luận bác bỏ quan niệm trên.

Câu 13: Quan niệm nào là quan niệm bị bác bỏ?

A. Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường...thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập.

B. Thanh niên, học sinh thời nay vẫn phải giữ nếp sống của cha ông thời xưa để lại.

C. Thanh niên, học sinh thời nay nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường...thế là biểu hiện của sự hư hỏng

Đáp án: A

Câu 14: Những luận điểm nào sau đây nên có trong lập luận bác bỏ?

A. Thừa nhận đây là một lối sống đang tồn tại trong một bộ phận giới trẻ.

B. Bác bỏ lối sống như trên là tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ.

C. Nêu quan niệm sống đúng đắn của bản thân: học tập tích lũy kiến thức, sống khoa học, tiếp thu thông tin có chọn lọc.

D. Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Câu 15: Những luận cứ nào không phù hợp với nội dung đề bài?

A. Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" dạy ta phải biết đùm bọc, san sẻ với nhau.

B. Tấm gương học tập và làm theo Hồ Chủ tịch.

C. Những tấm gương học tốt và đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống

D. Những tấm gương có tài nhưng sống buông thả bản thân, đánh mất tương lai tươi sáng.

Đáp án: A

Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Vừa qua, trong chương trình giao lưu cùng học sinh của báo Hoa học trò về chủ đề "Tình yêu trong sáng" thì có một ý kiến của một bạn cho rằng: "Tình yêu tuổi học trò tuyệt đối là không nên, cần ngăn cấm vì nó gây nhiều hậu quả tác động xấu tới các bạn học sinh." Theo em ý kiến đó đúng hay sai? E có đồng tình hay phản đối?

Câu 16:

Với đề bài trên, có thể sử dụng thao tác lập luận phản bác để viết bài văn không?

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 17:

Nếu có thể dùng thao tác lập luận phản bác thì những luận điểm nào là phù hợp để viết bài văn?

A. Tình yêu không phân biệt tuổi tác

B. Tình yêu tuổi học trò là những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi mới lớn, là sự phát triển tự nhiên của con người.

C. Cả A và B đều đúng

D. Chỉ có B là phù hợp, A không phù hợp

Đáp án: C

Câu 18:

Luận cứ nào không phù hợp với nội dung đề bài

A. Lấy ví dụ về những tình yêu thực tế trong cuộc sống

B. Tình yêu cần sự bền vững từ kinh tế.

n yêu khi đã học xong đại học

Đáp án: C

Câu 19:

Đọc đề bài sau và trả lời câu hỏi: Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh (chị) hãy bác bỏ quan niệm đó.

Luận điểm nào bị bác bỏ?

A. Chọn bạn mà chơi

B. Kết bạn bốn phương

C. Không kết bạn với những người học yếu

D. Kết bạn với những người học yếu

Đáp án: C

Câu 20:

Luận điểm nào sau đây không phù hợp với đề bài ở câu 13?

A. Trình bày khía cạnh hiểu biết của bản thân về một tình bạn đẹp

B. Thói đố kị, ghen ghét, ích kỉ, không giúp đỡ người khác trong cuộc sống khiến luôn tự mãn về bản thân, làm người khác tự ti, mất ý chí phấn đấu

C. Cổ xúi việc không kết bạn với người học kém vì làm bản thân học kém theo

D. Nêu quan niệm đúng của mình như nên mở rộng tấm lòng, giúp đỡ, chia sẻ với bạn học yếu để bạn tiến bộ như vậy tập thể lớp mới đoàn kết

Đáp án: C

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"[...] Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu đọc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người ở gần anh cũng hít luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.

Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư. Anh có quyền hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút.

Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai nhi bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã suy yếu. Hút thuốc ngồi cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

Bố và anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu..."

(Nguyễn Khắc Viện, Ôn dịch, thuốc lá)

Câu 21:

Luận điểm nào bị bác bỏ?

A. Hút thuốc là quyền tự do của mỗi người

B. Hút thuốc có lợi cho sức khỏe

C. Hút thuốc gây hại cho bản thân và mọi người

D. Hút thuốc góp phần làm tăng trưởng kinh tế

Đáp án: A

Câu 22: Luận điểm nào dùng để bác bỏ luận điểm đã nêu ra?

A. Phân tích tác dụng của việc hút thuốc lá

B. Phân tích quyền tự do của con người ở Việt Nam cũng như trên thế giới

C. Phân tích sự gia tăng kinh tế mà thuốc lá đem lại

D. Phân tích tác hại của việc hút thuốc lá và chỉ ra nguyên nhân của nó.

Đáp án: D

Câu 23:

Luận cứ nào được đưa ra để bác bỏ là những luận cứ nào?

A. Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh.

B. Hút thuốc ngồi cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

C. Bố và anh hút, chú bác hút không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 24:

Theo em, việc lập luận như trên đã hợp lí hay chưa?

A. Hợp lí

B. Chưa hợp lý

C. Ý kiến cá nhân

Đáp án: A

Câu 25: Chỉ ra lỗi sai về logic trong lập luận sau: "Những người phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ đều phải học ngoại ngữ. Tôi không phải là người phiên dịch, cũng không phải là giáo viên ngoại ngữ nên tôi không học ngoại ngữ."

A. Sai vì người nói không bác bỏ được luận điểm đã nêu ban đầu.

B. Sai vì mục đích câu nói không hướng đến người phiên dịch hay giáo viên ngoại ngữ.

C. Sai vì đối tượng cần học ngoại ngữ không chỉ là người phiên dịch hay giáo viên ngoại ngữ mà còn rộng hơn rất nhiều.

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Đây thôn Vĩ Dạ có đáp án

Trắc nghiệm Chiều tối có đáp án

Trắc nghiệm Từ ấy có đáp án

Trắc nghiệm Lai tân có đáp án

Trắc nghiệm Nhớ đồng có đáp án

1 1,570 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: