TOP 40 câu Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 591 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Câu 1: Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện mối sầu nhân thế của một linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao la:

A. Hầu Trời

B. Tràng giang

C. Nhớ đồng

D. Lưu biệt khi xuất dương

Đáp án: B

Câu 2: Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác:

1. Lưu biệt khi xuất dương

2. Từ ấy

3. Chiều tối

4. Nhớ rừng

A. 1 → 4 → 2 → 3

B. 1 → 2 → 3 → 4

C. 4 → 3 → 2 → 1

D. 1 → 2 → 4 → 3

Đáp án: A

Câu 3: Hai câu thơ:

Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,

Ai biết lòng anh có đổi thay?

Phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết của bài thơ nào?

A. Vội vàng

B. Đây thôn Vĩ Dạ

C. Tràng giang

D. Tương tư

Đáp án: B

Câu 4 : 

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

(Tố Hữu, Từ ấy)

Khổ thơ trên thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?

A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ

B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên

C. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca.

Đáp án: C

Câu 5: Chọn câu trả lời chính xác nhất về các thành phần nghĩa của câu.

A. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn

B. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

C. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn

D. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc

Đáp án: B

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các yếu tố của ngữ cảnh?

A. Nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập tới.

B. Nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, văn cảnh.

C. Nhân vật giao tiếp, bốì cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập tới và văn cảnh.

D. Nhân vật giao tiếp, hiện thực được đề cập tới và văn cảnh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Câu 7: Chọn câu trả lời đầy đủ và chính xác về nội dung của nghĩa tình thái trong câu.

A. Thái độ, sự đánh giá của người nói được bộc lộ riêng cho các từ ngữ tình thái trong câu.

B. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.

C. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu hoặc đôi với người nghe.

D. Thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người nghe.

Đáp án: C

Câu 8: Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có nội dung (tính chất) nào mà văn học trung đại chưa có?

A. Tinh thần yêu nước

B. Tính nhân đạo

C. Tính hiện thực

D. Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.

Đáp án: D

Câu 9: Một bạn muốn xếp thật chính xác các tác phẩm: (1) Một thời đại trong thi ca; (2) Hai đứa trẻ; (3) Tôi yêu em; (4) Rô-mê-ô và Giu-li-ét vào các thể loại: truyện, thơ, kịch, nghị luận.

Hãy chọn cách sắp xếp đúng nhất:

A. Truyện-1, thơ-2, kịch-3, nghị luận-4

B. Truyện-2, thơ-3, kịch-4, nghị luận-1

C. Truyện-3, thơ-4, kịch-1, nghị luận-2

D. Truyện-4, thơ-1, kịch-2, nghị luận-3

Đáp án: B

Câu 10: Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận?

A. Nhiều từ ngữ chính trị - xã hội; câu văn chuẩn mực, gắn với phán đoán và suy luận logic; các hình ảnh nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

B. Nhiều từ ngữ chính trị - xã hội; ngữ điệu linh hoạt; các hình thức nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.

C. Câu văn chuẩn mực, gắn với phán đoán và suy luận logic; các hình ảnh nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn; ngữ điệu linh hoạt.

D. Ngữ điệu linh hoạt; nhiều từ ngữ chính trị - xã hội; các hình ảnh nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng giúp cho lí lẽ, lập luận thêm.hàp dẫn.

Đáp án: A

Câu 11: Cho hai câu

Thằng bé ăn mỗi một bát cơm

Thằng bé ăn những một bát cơm

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cả hai câu cùng có nghĩa sự việc giống nhau, là thằng bé "ăn một bát cơm"

B. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé "ăn một bát cơm" là ít.

C. Trong cả hai câu, người nói (viết) cho rằng thằng bé "ăn một bát cơm" là nhiều.

D. Cả hai câu biểu thị cùng một thái độ hay cách đánh giá của người nói (viết).

Đáp án: D

Câu 12: Khi viết "Cũng may Thị Nở vào" (Nam Cao, Chí Phèo), tác giả cho rằng

A. Việc "thị Nở vào" là một việc chưa xảy ra

B. Việc "thị Nở vào" là một việc có thể xảy ra

C. Việc "thị Nở vào" là một việc chắc chắn xảy ra

D. Việc "thị Nở vào" là một việc đã xảy ra

Đáp án: D

Câu 13: Câu nghi vấ tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" (Đây thôn Vĩ Dạ) có hàm ý gì?

A. Trách nhẹ nhàng

B. Lời khẳng định

C. Phủ định

D. Hỏi nguyên nhân

Đáp án: A

Câu 14 Phong cách ngôn ngữ chính luận được dùng trong những loại văn bản nào?

A. Văn bản thể hiện lối ăn nói sinh động trong giao tiếp hàng ngày.

B. Những văn bản nghệ thuật đem lại xúc cảm thẩm mĩ cho người nghe, người đọc.

C. Những văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như bản tin, phóng sự, quảng cáo

D. Những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường đối với những vấn đề chính trị, xã hội

Đáp án: D

Câu 15: Mục đích của văn bản chính luận là

A. thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận.

B. Lôi kéo người đọc, người nghe ủng hộ quan điểm mà các cá nhân hoặc tổ chức nêu ra

C. thuyết phục người đọc ủng hộ bằng những dẫn chứng hùng hồn, cảm xúc chân thực của người viết

D. thuyết phục người đọc, người nghe bằng những quan điểm chính trị đúng đắn

Đáp án: A

Câu 16: Vào những năm đầu của thế kỉ XX, ai là người phê phán “bọn học trò trong nước ham quyền thế, ham bả vinh hoa [...] mà chẳng biết có dân”?

A. Phan Châu Trinh

B. Phan Bội Châu

C. Nguyễn An Ninh

D. Tản Đà

Đáp án: A

Câu 17:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

(Tố Hữu, Từ ấy)

Khổ thơ trên thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?

A. Niềm hân hoan, phấn khởi chào đón mùa hạ

B. Niềm hạnh phúc của một tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên

C. Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

D. Niềm vui sướng khi lần đầu đến với thi ca.

Đáp án: C

Câu 18:

Dòng nào sau đây đúng khi nói về hướng đánh giá một sự vật (hiện tượng)?

A. Đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình chắc chắn là sai.

B. Kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía, để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí.

C. Đưa ra một cách đánh giá của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 19: Trong những câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Cô gái nhà bên khiến chàng trai kia xao lòng.

B. Nếu có cố gắng, anh đã chẳng trượt kì thi kết thúc môn vừa rồi.

C. Áo dài là biểu tượng thời trang của người con gái Việt Nam

D. Hắn bị cô gái kia lừa mất số tiền cuối cùng trong ví.

Đáp án: D

Câu 20:

Xác định khởi ngữ trong câu: "Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập"

A. Tôi

B. Tự tôi

C. Ngày nào tôi cũng tập

D. Không có khởi ngữ

Đáp án: B

Câu 21: Xác định câu có sử dụng khởi ngữ trong đoạn trích sau:

"Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. Tôn-xtôi nói vắn tắt: Nghệ thuật là tiếng nói tình cảm."

A. Chỗ đứng chính của văn nghệ là ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội của chúng ta.

B. Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ.

C. Tôn-xtôi nói vắn tắt: "Nghệ thuật là tiếng nói tình cảm."

Đáp án: B

Câu 22: Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống

Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

/.../

Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.

A. Khi nghe tiếng An, Liên đửng dậy trả lời

B. Liên nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời

C. Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời

D. Liên nghe tiếng An, đứng dậy trả lời

Đáp án: C

Câu 23: Dòng nào sau đây không đúng về các loại trạng ngữ thường gặp

A. Chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện

B. Các danh từ chỉ người, sự vật, hiện tượng

C. Các tên riêng của người, địa danh, sự vật

Đáp án: A

Câu 24: Bài nào dưới đây không sử dụng phong cách ngôn ngữ báo chí?

A. Bản tin thời sự lúc 19h

B. Phóng sự ngắn về bão lũ ở miền Trung

C. Tiểu phẩm Nhà...chằn tinh

D. Tác phẩm Vội vàng - Xuân Diệu

Đáp án: D

Câu 25:

Xác định số tiếng trong câu văn sau: "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ."

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Đáp án: B

Câu 26:

Xác định hư từ trong đoạn văn sau:

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

A. đã, lại, mà, nên

B. đã, gần, lại, mà

C. đã, lại, gần, nên

D. đã, gần, mà, nên

Đáp án: A

Câu 27:

Trật tự sắp đặt từ trong cụm từ hoặc câu có ảnh hưởng gì đến ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ hoặc câu?

A. Trật tự sắp đặt từ trong cụm từ hoặc câu thay đổi thì ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ hoặc câu cũng thay đổi

B. Tùy từng trường hợp, trật tự sắp đặt từ trong cụm từ hoặc câu thay đổi có thể làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ hoặc câu

C. Trật tự sắp đặt từ trong cụm từ hoặc câu thay đổi không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ hoặc câu

Đáp án: A

Câu 28: Trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia), xung đột kịch được thể hiện như thế nào?

A. Xung đột giữa tình yêu của đôi nam nữ thanh niên với mối hận thù giữa hai dòng họ, xung đột ấy căng thẳng, khốc liệt dẫn tới kết cục bi thảm đó là hai người yêu nhau phải chết.

B. Xung đột giữa tình yêu nam nữ thanh niên với quan niệm xã hội hà khắc, chênh lệch tầng lớp khiến hai người yêu nhau không thể đến được với nhau.

C. Xung đột giữa tình yêu nam nữ thanh niên với sự xuất hiện của một người con gái khác xen vào.

Đáp án: A

Câu 29: Mục đích của Bác Hồ khi viết tập thơ “Nhật kí trong tù” là gì?

A. Để tuyên truyền cách mạng, vận động quần chúng nhân dân hăng hái tham gia cách mạng.

B. Để giác ngộ các tầng lớp thanh niên, nâng cao trình độ hoạt động cách mạng cho họ.

C. Để lên án sự cai trị áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở nước ta, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

D. Để “ngâm ngợi cho khuây” trong những ngày ở tù khi chờ đợi cuộc sống tự do.

Đáp án: D

Câu 30: Chọn từ thích hợp có thể điền vào chỗ trống để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với sự việc?

"Chí Phèo ... đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau."

A. Dễ

B. Chả lẽ

C. Tận

D. Hình như

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần văn học (Kì 2) có đáp án

Trắc nghiệm Tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

  •  

1 591 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: