TOP 40 câu Trắc nghiệm Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 (có đáp án 2023) – Ngữ văn 11

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 bài Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 11.

1 2,494 11/01/2023
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2

Câu 1:

Đọc lại bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập 2) và cho biết bố cục của bài văn gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Câu 2:

Đọc lại bài “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập 2) và xác định chủ đề nghị luận.

A. Tinh thần thơ mới

B. Tinh thần thơ cũ

C. Sự khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ

D. Cả A, B và C đều sai

Đáp án: A

Câu 3:

Mục đích viết văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh là gì?

A. Vạch rõ thực trạng không có luân lí xã hội ở nước ta.

B. Khuyến khích xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 4: Vấn đề nghị luận của văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” của Phan Châu Trinh được thể hiện ở? 

A. Nhan đề

B. Các câu chủ đề của các đoạn

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 5:

Văn bản tóm tắt văn bản nghị luận cần diễn đạt? 

A. Ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp

B. Đầy đủ

C. Bổ sung thêm

D. Cả A, B, C đều sai

Đáp án: A

Câu 6:

Trong văn nghị luận,  khi bác bỏ 1 ý kiến nào đó, ta không nên làm gì? 

A. Trích dẫn 1 cách trung thực, đầy đủ ý kiến cần bác bỏ.

B. Chỉ ra chỗ sai trong ý kiến cần bác bỏ.

C. Chỉ ra nguyên nhân của cái sai trong ý kiến cần bác bỏ.

D. Nêu lên cách sửa sai trong ý kiến cần bác bỏ.

Đáp án: D

Câu 7:

Thế nào là bình luận? 

A. Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc các mặt trong cùng một sự vật để chỉ ra những nét giốn nhau hoặc khác nhau giữa chúng.

B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ những ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác… từ đó nêu ý kiến, có tính thuyết phục.

C. Chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của chúng.

D. Bàn bạc về sự đúng sai, thật giả, hay dơ, lợi hại của ý kiến, chủ trương, sự việc, hiện tượng, con người, tác phẩm văn học….

Đáp án: D

Câu 8:

Ý nào không cần nêu trong văn bản tiểu sử tóm tắt với mục đích để tìm hiểu, nghiên cứu hoặc giới thiệu cho người khác biết?

A. Những nét chính về nhân thân của người được viết tiểu sử tóm tắt.

B. Những sự kiện quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của người được viết tiểu sử tóm tắt.

C. Đánh giá chung về người được viết tiểu sử tóm tắt.

D. Phần tự đánh giá của người được viết tiểu sử tóm tắt.

Đáp án: D

Câu 9:

Khi được giao viết một bài văn để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức, với đề tài: "Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch". Vì sao bài viết đó nên là một bài bình luận?

A. Vì người viết cần phải đưa ra được chính kiến, quan điểm của mình 

B. Phải thuyết phục được mọi người rằng đó là quan điểm đúng, thái độ đúng, nên làm, nên nghe theo.

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 10:

Trong văn nghị luận, khi bác bỏ 1 ý kiến nào đó, ta không nên làm gì?

A. Trích dẫn 1 cách trung thực, đầy đủ ý kiến cần bác bỏ.

B. Chỉ ra chỗ sai trong ý kiến cần bác bỏ.

C. Chỉ ra nguyên nhân của cái sai trong ý kiến cần bác bỏ.

D. Nêu lên cách sửa sai trong ý kiến cần bác bỏ.

Đáp án: D

Câu 11:

Thế nào là tóm tắt văn bản nghị luận?

A. Là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.

B. Là trình bày y nguyên nội dung của văn bản gốc.

C. Là trình bày bổ sung thêm nội dung so với văn bản gốc theo một mục đích định trước.

D. Là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.

E. Là trình bày ngắn gọn, khái quát nghệ thuật của văn bản gốc.

Đáp án: A

Câu 12:

Bản tóm tắt tiểu sử của 1 nhân vật nổi tiếng (lãnh tụ, nhà văn, nghệ sĩ, bác học…) có gì khác với tóm tắt tiểu sử của 1 người bình thường?

A. Có phần đánh giá chung và không có phần đánh giá chung.

B. Có nội dung đặc điểm gia đình và không có đặc điểm này.

C. Có nêu những nét chính về sự nghiệp và không nêu nội dung này.

D. Có nêu năng lực nổi bật và không nêu nội dung này.

Đáp án: A

Câu 13:

Theo anh chị, những mục tiểu sủ tóm tắt về tác giả văn học được in trong SGK nhằm mục đích gì?

A. Để giới thiệu trước công chúng những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả văn học.

B. Giúp HS có điều kiện nắm được thông tin về các tác giả văn học để có thể giao lưu với họ.

C. Để giúp HS có nhiều thông tin quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử văn học Việt Nam.

D. Giúp HS nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả văn học.

Đáp án: D

Câu 14: Đọc văn bản “Xin đừng lãng phí nước”, SGK ngữ văn 11 tập 2, trang 119 và cho biết vấn đề nghị luận ở đây là gì?

A. Mua bán nước ngọt

B. Sự lãng phí nước sạch

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B

Câu 15: Loại văn bản trình bày quan điểm của tờ báo về một vấn đề thời sự quan trọng, thường đăng ở trang nhất là loại văn bản chính luận nào sau đây?

A. Tuyên ngôn

B. Tham luận

C. Xã luận

D. Bình luận thời sự.

Đáp án: C

Câu 16: Khi sử dụng thao tác lập luận bác bỏ, không cần thiết phải làm gì?

A. Có sự cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung chung, tràn lan hay bác bỏ phủ nhận tất cả.

B. Tùy theo tính chất đúng sai của các ý kiến mà vận dụng lập luận bác bỏ cho thích hợp và nêu ra kết luận thỏa đáng.

C. Thực hiện thao tác lập luận bác bỏ một cách trung thực, có mức độ và đúng quy cách.

D. So sánh các ý kiến khác nhau về 1 vấn đề để chỉ ra ý kiến đúng nhất.

Đáp án: D

Câu 17: Trong phép lập luận so sánh, trình tự sau đúng hay sai ?

1. Xác định nội dung, đối tượng

2. Xác định mục đích so sánh

3. Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất

4. Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 18: Tác dụng của phân tích là:

A. Làm rõ đặc điểm về nội dung

B. Làm rõ đặc điểm về cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

C. Làm rõ đặc điểm về hình thức

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 19: Mục đích của thao tác lập luận so sánh?

A. Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác

B. Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

C. Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

Câu 20: Nguyên nhân nào khiến cho việc trình bày ý kiến của những bình luận không được sáng tỏ, có sức thuyết phục và hấp dẫn?

A. Người bình luận có lí tưởng xã hội tiến bộ, có tư tưởng nhân văn, có ý thức dân chủ và hiểu biết về cuộc sống.

B. Người bình luận có kiến thức về lĩnh vực cần bình luận và hiểu sâu sắc về vấn đề cần bình luận.

C. Người bình luận chú trọng đề cao ý kiến cá nhân của mình và nhìn nhận vấn đề chỉ ở 1 khía cạnh nào đó.

D. Người bình luận biết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận khác nhau để trình bày ý kiến của mình.

Đáp án: C

Câu 21: Dòng nào không phải là cách thực hiện thao tác lập luận bác bỏ?

A. Bác bỏ luận đề

B. Bác bỏ luận điểm

C. Bác bỏ luận chứng

D. Bác bỏ luận cứ

Đáp án: A

Câu 22: Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học là:

A. Một nhận định, một văn bản

B. Tác phẩm, một phần tác phẩm

C. Nhân vật, các yếu tố cụ thể

D. Hình tượng

E. Tất cả các phương án trên

Đáp án: E

Câu 23: Đoạn trích sau sử dụng những thao tác lập luận nào?

Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình.Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa.

(Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)

A. Phân tích, so sánh

B. Bình luận

C. Chứng minh

D. Giải thích

Đáp án: A

Câu 24: Để làm sáng tỏ vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương cần phải có những luận điểm nào?

A. Giới thiệu nhà thơ Tú Xương, bài thơ "Thương vợ" và hình tượng bà Tú.

B. Những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú.

C. Nghệ thuật xây dựng hình tượng bà Tú.

D. Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng bà Tú và liên hệ, bày tỏ cảm nghĩ của bản thân.

E. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: E

Câu 25: Khi nói về vẻ đẹp của hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương, thao tác so sánh được dùng để chỉ ra tương đồng giữa vẻ đẹp của bà Tú với những những hình tượng phụ nữ khác trong ca dao, trong thơ Hồ Xuân Hương đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 26: Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:

A. Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận.

B. Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mìn là xácáng.

C. Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 27: Khi bình luận về một hiện tượng (vấn đề), cần trình bày:

A. Nước đôi

B. Đại khái

C. Rõ ràng, trung thực

D. Sai lệch

Đáp án: C

Câu 28: Đọc văn bản “Việt Nam đứng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về bình đẳng giới” SGK Ngữ văn 11, tập 1 trang 178 và cho biết cấu trúc của bản tin ấy như thế nào?

A. Bản tin có nhan đề.

B. Triển khai từ thông tin khái quát đến cụ thể chi tiết.

C. Phần sau cụ thể hóa và giải thích cho phần trước.

D. Gồm cả 3 đáp án A B, C

Đáp án: D

Câu 29: Cách nhanh chóng nắm bắt được nội dung thông tin của bản tin “Việt Nam lọt vào danh sách ứng viên cho giải thưởng Môi trường và phát triển 2007” SGK Ngữ văn 11, tập 1, trang 180 là:

A. Dựa vào nhan đề của bản tin

B. Căn cứ vào câu mang nội dung thông tin quan trọng nhất có liên quan đến sự kiện được nhắc đến trong nhan đề

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Câu 30: Chọn đáp án đúng về khái niệm phân tích:

A. Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

B. Phân tích là cách giải nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

C. Phân tích là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

D. Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Ôn tập phần văn học (Kì 2) có đáp án

Trắc nghiệm Tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận có đáp án

Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm có đáp án

1 2,494 11/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: