Soạn bài Tôi đi học | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Tôi đi học lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1705 lượt xem
Tải về


Soạn bài Tôi đi học (ngắn nhất)

Soạn bài: Tôi đi học ngắn gọn

Phần Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên:

- Thời gian: buổi sáng cuối thu

- Không gian: con đường làng dài và hẹp.

- Con người: mấy em nhỏ lần đầu tiên đến trường, “rụt rè núp sau nón mẹ”

* Kỉ niệm được diễn tả theo trình tự thời gian:

- Khi cùng mẹ trên con đường đến trường

- Khi ở giữa sân trường

- Khi chuẩn bị vào lớp

- Khi ngồi ở trong lớp

Soạn bài Tôi đi học | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi:

- Trên con đường cùng mẹ tới trường:

+ Hồi hộp, phấn khởi, “tự nhiên thấy lạ”, cảm giác mọi vật xung quanh đang có sự thay đổi lớn.

+ Thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới và mấy quyển vở trên tay.

+ Vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.

- Khi ở giữa sân trường:

+ Thấy sân trường dày đặc cả người, người nào cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui vẻ. 

+ “Lo sợ vẩn vơ” trước ngôi trường oai nghiêm, cao rộng

- Khi chuẩn bị vào lớp:

+ Chơ vơ, vụng về lúng túng,  hai chân “dềnh dàng mãi”, “toàn thân run run”

+ “Cảm thấy quả tim như ngừng đập”, “quên cả mẹ đứng sau”, “giật mình và lúng túng”.

+ Thấy người “nặng nề”,  bất chợt “nức nở khóc” bởi chưa bao giờ cảm thấy xa mẹ

- Khi ngồi ở trong lớp:

+ Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh.

+ Nhớ về kỉ niệm cũ khi đi bẫy chim

+ Thấy yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, yêu cả sự học hành.

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Cảm nhận về thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học:

- Ông đốc: Hiền từ, cảm động, dặn dò, tươi cười, nhẫn nại chờ.

→ hình ảnh một người thầy, người lãnh đạo nhà trường từ tốn, bao dung, tận tình yêu thương.

- Người thầy giáo trẻ: gương mặt tươi cười đón học sinh vào lớp → vui tính, giàu lòng thương trẻ.

- Các phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con em, tham dự buổi lễ → trân trọng ngày khai trường của con.

=> Trách nhiệm, tấm lòng của nhà trường, của gia đình đối với các em học sinh, nhất là những em ngày đầu đến trường.

Câu 4 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Các hình ảnh so sánh sau được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn:

- "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng."

→ Cảm giác trong sáng của nhân vật “tôi” khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường với ấn tượng sâu đậm, khó phai.

- "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi."

→ Sự trong sáng ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ; khao khát bay cao bay xa vươn tới chân trời mới.

- “Trước mắt tôi trường Mỹ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”

→ Cảm nhận của nhân vật “tôi” về ngôi trường hiện tại: đẹp, oai nghiêm, vừa quen vừa lạ.

- "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng ngập ngừng sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ."

→ Tâm trạng vụng về, rụt rè, sợ hãi xen lẫn bồi hồi, khao khát trước điều mới lạ  của  những cậu học trò lần đầu tiên đến lớp.

Câu 5 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

* Đặc sắc nghệ thuật và sức cuốn hút của tác phẩm.

- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật - "tôi", theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường.

- Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.

-  Giàu chất thơ: tình huống truyện giàu cảm xúc, cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, mơ mộng, hình ảnh so sánh đầy thú vị, giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng. → Tạo nên chất trữ tình của tác phẩm.

* Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ :

- Tình huống truyện (buổi tựu trường đầu tiên trong đời chứa đựng cảm xúc thiết tha; kỉ niệm mới lạ, "mơn man" của nhân vật "tôi").

- Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.

- Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

   Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn "Tôi đi học":

- Khái quát lại dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật "tôi" thành các bước theo trình tự thời gian

- Chú ý chỉ ra sự kết hợp hài hoà giữa trữ tình (biểu cảm) với miêu tả, kể (tự sự) của ngòi bút văn xuôi Thanh Tịnh.

Gợi ý:

- Thiên nhiên cuối thu khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật ‘‘tôi’’

- Hồi tưởng về kỉ niệm trên đường tới trường: vui, náo nức, ngỡ ngàng thấy mình lớn lên...

- Tâm trạng lo sợ, hồi hộp, xúc động, rụt rè  rất tự nhiên, ngây thơ của cậu bé lần đầu tiên đi học.

- Cảm giác lạ lùng thấy xa mẹ, xa nhà, nhận thấy sự đổi thay đặc biệt từ môi trường gia đình sang môi trường trường học.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên cần có các ý chính sau:

- Giới thiệu ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.

- Tâm trạng của em khi chuẩn bị đến trường: Vui vẻ, háo hức; suy tư, băn khoăn…

- Kể về ngày đến trường:

+ Sự chuẩn bị của bản thân

+ Tâm trạng trên đường cùng mẹ đến trường

+ Tâm trạng khi đứng trước ngôi trường mới

+ Tâm trạng, cảm xúc khi gặp thầy cô giáo mới, bạn bè mới

+ Cảm xúc khi xa mẹ để vào lớp cùng các bạn

- Ấn tượng chung về buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Soạn bài Trong lòng mẹ

Soạn bài Trường từ vựng

Soạn bài Bố cục của văn bản

1 1705 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: