Soạn bài Chiếu dời đô | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 8,843 14/03/2022
Tải về


Soạn bài Chiếu dời đô (ngắn nhất)

Soạn bài Chiếu dời đô ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 51 sgk Văn 8 Tập 2):

   Sự viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các đời vua xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô nhằm mục đích:

– Minh chứng cho việc dời đô: theo mệnh trời nên được hưng thịnh.

– Tạo tiền đề cho lí lẽ ở phần sau: khi các đời vua không dời đô → đất nước, nhân dân phải gánh chịu nhiều hậu quả.

Soạn bài Chiếu dời đô | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 51 sgk Văn 8 Tập 2):

- Tác giả nhận định rằng việc đóng đô ở vùng Hoa Lư đã không còn phù hợp nữa: “Cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi“. Hoa Lư là vùng có địa thế hiểm trở, khi tiềm lực phát triển chưa đủ mạnh thì nó hợp với chiến lược phòng thủ.

- Nhưng đến đời Lí thì đất nước đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên đô thành phải dời chuyển ra nơi có địa thế khác. Không chỉ có lí lẽ, Lí Công Uẩn bày tỏ cả tấm lòng mình: “Trẫm rất đau xót về việc đó“.

Câu 3 (trang 51 sgk Văn 8 Tập 2):

   Theo tác giả, Đại La có những thuận lợi sau:

- Vị trí địa lí và địa thế:

+ Nhìn theo trục dọc: Đại La ở nơi trung tâm của trời đất

+ Nhìn theo trục ngang: thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước

+ Nhìn theo cái nhìn vũ trụ và tâm linh của "tam vị", "tam tài" (thiên, địa, nhân) thì đây là "nhân", nghĩa là chỗ thích hợp của con người, hợp với đạo Trung…

+ Nhìn theo thuật phong thuỷ: phía sau tựa vào chỗ cao ráo vững chãi (dựa núi); phía trước nhìn xa xa bằng phẳng có sông nước càng tốt (nhìn sông), như thế vừa tụ khí lành, lưu chuyển hanh thông. "Địa thế rộng mà bằng đất đai cao mà thoáng". Vì thế mà "dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".

- Kinh tế, chính trị, văn hóa: chốn hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước; Đại La ở vào thế “rồng cuộn hổ ngồi” thích hợp là “nơi ở của đế vương”.

 Câu 4 (trang 51 sgk Văn 8 Tập 2):

"Chiếu dời đô" có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình:

- Trình tự lí lẽ:

 + Các triều đại lớn ở Trung Quốc đã có nhiều cuộc dời đô và trở nên hưng thịnh, bền vững.

 + Nhà Đinh Lê không chịu dời đô → lụi tàn.

 + Thành Đại La có những thuận lợi về vị trí địa lí, hình thế núi sông, thuận tiện trong giao lưu, phát triển về mọi mặt.

- Ngôn từ mang tính chất đối thoại, tâm tình ở hai câu cuối:

 + Thể hiện sự thương xót trước sự ngắn ngủi của triều Đinh, Lê

 + Tạo sự đồng cảm giữa vua và thần dân.

 + Sự tôn trọng của nhà vua đối với bề tôi.

Câu 5 (trang 51 sgk Văn 8 Tập 2):

– “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt:

 + Quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện sự lớn mạnh của nhà nước phong kiến Đại Việt.

 + Thể hiện nguyện vọng giang sơn thống nhất, cuộc sống yên bình, phồn thịnh của nhân dân.

 + Thiện tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.

Phần Luyện tập

Câu hỏi (trang 52 sgk Văn 8 Tập 2):

   Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục:

+ Viện dẫn sử sách các triều đại lớn ở Trung Quốc đã có nhiều cuộc dời đô và trở nên hưng thịnh, bền vững. Do đó, tạo sự tin tưởng, thuyết phục cho người đọc.

+ So sánh với sự tàn lụi của nhà Đinh Lê khi không chịu dời đô, từ đó thể hiện được sự cần thiết của việc dời đô.

+ Đưa ra những thuận lợi về vị trí địa lí, hình thế núi sông, sự thuận tiện trong giao lưu, phát triển về mọi mặt của thành Đại La. Từ đó khẳng định được Đại La là vị trí tốt nhất để dời đô.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Câu phủ định

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Soạn bài Hịch tướng sĩ

Soạn bài Hành động nói

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 5

1 8,843 14/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: