Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 600 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (ngắn nhất)

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu

Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

+ Tự xưng mình là hào kiệt: ý thức mạnh mẽ về tài năng, chí khí của bản thân.

+ Ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa, phong lưu.

+ Điệp từ "vẫn" khẳng định chắc chắn bản lĩnh của bậc anh hào.

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

+ Thản nhiên, lạc quan, hiên ngang dù rơi vào cảnh ngục tù.

+ "mỏi chân" nên "ở tù": sự chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất yếu.

+ Hiên ngang khinh thường cảnh tù ngục.

→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

- Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàn, chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy.

- Lời tâm sự:

+ Khách không nhà: Cuộc đời bôn ba của Phan Bội Châu đầy sóng gió và nhiều bất trắc. Mười năm bôn ba phiêu bạt khắp nơi, Phan Bội Châu đã từng nếm trải cảnh không mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần.

+ Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi (ông bị thực dân Pháp tuyên án tử hình và truy nã khắp nơi).

=> Thể hiện cuộc đời làm cách mạng gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân. Đồng thời tạo nên hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu, nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường, bất khuất.

Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

- Ý nghĩa của hai câu thơ 5 và 6:

Bủa vây ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

+ Khẳng định sự quyết tâm bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời.

 + Cho ta thấy tiếng cười của bậc anh hùng vẫn luôn ngạo nghễ, có khả năng đập tan những oán thù.

- Tác dụng của lối nói khoa trương:

+ Nâng lên sức vóc của người anh hùng chung cho toàn bài thơ

+ Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ

Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của tàn bài thơ: 

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp.
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

- Điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt, sắt đá của người chí sĩ yêu nước, dù còn hơi thở cuối cùng vẫn sẽ theo đuổi sự nghiệp cứu nước giúp dân. Câu thơ kết là lời thách thức với thực tế, nhà tù khắc nghiệt trước mắt và những chông gai khó khăn ở phía trước. Tâm thức của người anh hùng vượt lên trên sự gian khổ, và sự bạo tàn của kẻ thù.

- Câu thơ như một lời tuyên ngôn đanh thép, rắn rỏi. Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ là bức chân dung tự họa con người tinh thần của Phan Bội Châu với phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù khốc liệt.

Phần Luyện tập:

Câu hỏi (trang 148 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

  Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật: 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn

Soạn bài Ôn luyện về dấu câu 

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học

Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

1 600 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: