Soạn bài Thuế máu | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Thuế máu lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1,038 14/03/2022
Tải về


Soạn bài Thuế máu (ngắn nhất)

Soạn Thuế máu ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

- Văn bản được đặt cùng tên với tên chương I trong bài nhằm:

+ Vạch trần, tố cáo bản chất dã man của bọn thực dân Pháp khi bóc lột, đàn áp người dân bằng "Thuế máu"

+ Tình cảnh khốn cùng, số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

+ Thái độ căm phẫn, mỉa mai, châm biếm của tác giả trước chính sách tàn độc của bọn thực dân.

- Tên các phần trong văn bản: “Chiến tranh và Người bản xứ”, “Chế độ lính tình nguyện” và “Kết quả của sự hi sinh” góp phần tố cáo bộ mặt thực dân Pháp, làm rõ tính chất dã man của thuế máu:

      + Phần 1: Chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết cho bọn thực dân.

      + Phần 2: Tố cáo cái gọi là "chế độ lính tình nguyện" mà những người thuộc địa phải thực hiện.

      + Phần 3: Nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị.

Soạn bài Thuế máu | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

- Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa:

Trước khi có chiến tranh

Khi có chiến tranh xảy ra

Họ là những tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị.

Họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, được phong danh hiệu “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

- Số phận thảm thương của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa: phải đột ngột xa lìa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, chết chìm dưới đáy biển, bỏ xác tại các vùng hoang vu thơ mộng, đưa thân cho người ta tàn sát, khạc ra từng miếng phổi,..

Câu 3 (trang 91 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

- Các thủ đoạn, mánh khóe bắt lính của bọn thực dân:

+ Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức người ta phải đi lính.

+ Lợi dụng chuyện bắt lính để dọa nạt, xoay sở kiếm tiền đối với những nhà giàu.

+ Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như nhốt súc vật, sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối.

- Người dân thuộc địa tìm mọi cách để không bị bắt đi lính: tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất, xát vào mắt nhiều thứ chất độc từ vôi sống làm mắt toét chảy mủ; biểu tình, bạo động.

→ không hề tình nguyện đi lính như lời lẽ của bọn thực dân.

Câu 4 (trang 92 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

Kết quả hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh là vô nghĩa.

- Họ trở về "giống người bẩn thỉu" như trước khi xảy ra chiến tranh.

- Họ bị cướp hết tài sản, của cải, bị đánh đập, bị đối xử như súc vật, bị đuổi đi một cách trắng trợn.

- Họ phải bỏ tính mạng của mình, nhưng không được hưởng chút công lý và chính nghĩa nào cả.

→ Sự đối xử của bọn thực dân dã man, nhẫn tâm. Chúng bóc lột xương máu, chúng sẵn sàng tráo trở, lật lọng sự hứa hẹn trước đó.

Câu 5 (trang 92 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

- Bố cục các phần trong chương theo trình tự thời gian:

     + Trước khi chiến tranh: coi người bản xứ là những tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết đánh xe

      + Khi chiến tranh xảy ra: lừa bịp, tâng bốc họ là những người con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí

      + Chiến tranh kết thúc: đánh đập bóc lột

- Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình:

   + Giọng văn châm biếm (chế độ lính tình nguyện được tiến hành như thế này.. chúng tóm những người khỏe mạnh,… đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra,..)

   + Câu hỏi mang tính chất khẳng định (Nếu quả thật…; Những cuộc biểu tình..)

   + Hình ảnh so sánh → mỉa mai vạch trần sự giả dối, bóc lột của bọn thực dân.

Câu 6 (trang 92 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

- Yếu tố biểu cảm thể hiện trong thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích, kẻ thù:

+ "chiến tranh tươi vui"

+ "Chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi"

+ "Những miền hoang vu mộng mơ"

+ "quan phụ mẫu nhân hậu"

- Biểu cảm khi thể hiện trong giọng điệu căm phẫn trước tội ác của kẻ thù, và cảm thông, đau xót trước nỗi đau của người dân thuộc địa.

=> Yếu tố biểu cảm làm cho bài văn tăng sức tố cáo mạnh mẽ, thuyết phục hơn.

Phần luyện tập

Câu hỏi  (trang 92 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

Học sinh đọc văn bản chính xác, có sắc thái biểu cảm phù hợp với bút pháp trào phúng của tác giả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Hội thoại

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Soạn bài Đi bộ ngao du

Soạn bài Hội thoại (tiếp theo)

Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

1 1,038 14/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: