Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 738 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học (ngắn nhất)

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học ngắn gọn:

I. Từ quan sát, nghe - đọc đến mô tả, thuyết minh về một thể loại văn học

Đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú.

1. Quan sát

1.1. Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

a) Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng). Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt.

b) Tiếng bằng, tiếng trắc:

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu.

(T-B-B-T-T-B-B)

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.

(T-T-B-B-T-T-B)

Đã khách không nhà trong bốn biển,

(T - T - B - B - B - T - T)

Lại người có tội giữa năm châu.

(T-B-T-T-T-B-B)

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

(T-B B-T-B-B-T)

Mà miệng cười tan cuộc oán thù.

(T - T - B - B - T - T - B)

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

(B-T-T-B-B-T-T)

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

(B-B-B-T-T-B-B)

c) Dòng 1 và 2 đối nhau (tiếng  bằng, tiếng mỏi trắc), dòng 2 và 3 niêm nhau (tiếng mỏi trắc, tiếng khách trắc), dòng 3 và 4 đối nhau (tiếng khách trắc, tiếng người bằng), dòng 4 và 5 niêm nhau (tiếng người bằng, tiếng tay bằng), dòng 5 và 6 đối nhau (tiếng tay bằng, tiếng miệng trắc) tiếng người bằng), dòng 4 và 5 niêm nhau (tiếng người bằng, tiếng tay bằng), dòng 5 và 6 đối nhau (tiếng tay bằng, tiếng miệng trắc), dòng 6 và 7 niêm nhau (tiếng miệng trắc, tiếng ấy trắc), dòng 7 và 8 đối nhau (tiếng ấy trắc, tiếng nhiều bằng), dòng 1 và 8 niêm nhau (tiếng  bằng, tiếng nhiêu bằng). Hệ thống bằng - trắc được tính từ âm tiết thứ hai của mỗi dòng thơ. Âm tiết thứ hai ở dòng thứ nhất của bài thơ này là bằng cho nên bài thơ thuộc thể bằng.

d) Ở bài thơ này, những câu thơ đối nhau đã góp phần tạo nên âm hưởng, nhịp điệu của bài thơ.

 e) Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/3.

1.2. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

a) Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 chữ (tiếng). Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc. Không thể tuỳ ý thêm bớt.

b) Tiếng bằng, tiếng trắc:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

(B-B-T-T-T-B-B)

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

(B-T-B-B-T-T-B)

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

(T - T - T - B - B - T - T)

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

(B-B-T-T-T-B-B)

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

(T-B-B-T-B-B-T)

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

(B-T-B-B-T-T-B)

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

(T-T-T-B-B-T-T)

Gian nan chi kể việc con con.

(B- B - B - T - T - B - B)

c) Dòng 1 và 2 đối nhau, dòng 2 và 3 niêm nhau... Bài thơ được làm theo thể bằng.

d) Các tiếng có vần giống nhau là những tiếng cuối của các dòng: 1, 2, 4, 6, 8 (vần on). Đó là vần bằng.

e) Các câu thơ trong bài ngắt nhịp 4/ 3.

2. Lập dàn bài

a. Mở bài

Nêu một định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú

b. Thân bài

Nêu các đặc điểm của thơ

- Số câu, số chữ trong mỗi bài

- Quy luật bằng trắc của thể thơ

- Cách gieo vần của thể thơ

- Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ

c. Kết bài

cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.

II. Luyện tập

Câu 1 + 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.

- Mở bài: Nêu định nghĩa về truyện ngắn

 - Thân bài:

+ Về dung lượng: Nhỏ

+ Về nhân vật: Thường khá ít nhân vật.

+ Về cốt truyện: Thường đơn giản và ngắn gọn

+ Về nội dung: Đưa ra một ý nghĩa nào đó với cuộc sống.

- Kết bài: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của các truyện ngắn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 3

Soạn bài Hai chữ nước nhà

Soạn bài Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ

1 738 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: