Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1,221 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn (ngắn nhất)

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu:

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Không gian: Côn Lôn, cái tên đảo ấy từ lâu đã gắn liền với một nỗi ghê sợ hãi hùng: nơi lưu đày ấy là nơi một đi khó có ngày trở lại, ở đó là la động khổ sai đến kiệt sức, là cùm gông, đánh đập, tra tấn dã man, là bắn giết…

- Điều kiện làm việc: Đập đá vốn là công việc nặng nhọc. Đập đá ở Côn Đảo lại càng cực nhọc hơn vì nhà tù và thiên nhiên đều khắc nghiệt

- Đặc điểm công việc: công việc đập đá công việc khổ sai cưỡng bức để tàn phá dữ dội thân thể và tiêu hao sức lực của người tù, khiến nhiều người kiệt sức hòng khuất phục ý chí của họ.

- Tư thế của người tù: ngạo nghễ, lẫm liệt - tư thế của đấng anh hào.
=>  Hình ảnh người chí sĩ cách mạng hiên ngang lẫm liệt, có khí phách.

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng

+ Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng

+ Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.

- Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:

+ Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn

+ Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế

+ Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọ

+ Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng

- Khẩu khí của tác giả:

+ Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.

+ Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục.

=>  Qua những câu thơ trên, dũng sĩ đập đá mà như muốn san bằng bất công, tàn ác vĩ đại nghĩa ở đời.

Câu 3 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Bốn câu thơ cuối, tác giả đã thể hiện những cảm xúc của mình trước cảnh tù đày.

- Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, ý chí của người tù, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh. Dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, dù kẻ thù tra tấn, hành hạ, đày đọa, thì tấm lòng của người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt, vẫn không sờn lòng, không đổi chí.

- Hai câu thơ kết thể hiện ý chí sắt đá của người chí sĩ. “Gian nan chi kể việc cỏn con” ý muốn nói: lao động khổ sai chỉ là những việc tầm thường vụn vặt, không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của bậc anh hùng hào kiệt.

=> Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Đọc diễn cảm bài thơ

Đọc với giọng hùng hồn, dõng dạc, rõ ràng.

Câu 2 (trang 150 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX trong hai bài thơ:

+ Có khẩu khí anh hùng, tinh thần ngang tàng của bậc chí sĩ khi sa cơ. Lời thơ thể hiện chí nam nhi mưu đồ nghiệp lớn.

+ Khí phách hào hùng, kiên trung, coi thường hiểm nguy của những người mang chí hướng lớn và sứ mệnh vẻ vang.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Ôn luyện về dấu câu 

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học

Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 3

1 1,221 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: