Soạn bài Hai chữ nước nhà | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Hai chữ nước nhà lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 592 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Hai chữ nước nhà (ngắn nhất)

Soạn bài Hai chữ nước nhà ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu:

Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

- Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. Lời người cha sâu nặng ân tình và tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Đoạn thơ có giọng điệu, lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.

- Bài thơ được làm theo thể song thất lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc rất phù hợp để diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

Soạn bài Hai chữ nước nhà | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

Đoạn thơ có thể chia làm ba phần:

- Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.

- Phần 2 (20 câu tiếp): Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc. Lời dặn dò của người cha trước lúc ra đi về nỗi đau mất nước.

- Phần 3 (8 câu cuối): Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con, giao vác trọng trách gánh vác non sông.

Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

- Không gian: Cuộc chia li diễn ra chốn ải Bắc đìu hiu buồn bã với mây sầu gió thẳm, hổ thét, chim kêu... Ải Bắc (ải Nam quan) nơi rào giậu của đất nước. Đây cũng chính là nơi Nguyễn Phi Khanh chia tay mãi mãi với Tổ quốc, quê hương. Tâm trạng ủ ê, buồn thảm bao phủ lên cảnh vật làm não lòng người. Bởi vậy, tuy tác giả sử dụng các từ ngữ ước lệ nhưng vẫn tạo được một không khí phẫn uất đau thương cho cả bài thơ. Không khí ấy không chỉ là không khí thời Nguyễn Phi Khanh chia tay Nguyễn Trãi mà cũng chính là không khí của xã hội nước ta đầu thế kỉ XX.

- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai cha con: Người cha bị giặc Minh bắt, áp giải sang Tàu một đi không trở lại. Đứa con trai muốn đi theo cha cho tròn đạo hiếu. Người cha đã nén lòng mình, khuyên con mau trở lại đáp đền thù nhà nợ nước. Cả hai cha con, phút này đều đau đớn tột cùng, xót xa khôn kể: nước mất nhà tan, cha con rồi đây đôi ngả...

- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy, lời khuyên của người cha có ý nghĩa:

+ Như một lời trăng trối. 

+ Khiến người nghe phải khắc cốt ghi tâm mối thù nhà, nợ nước.

Câu 4 (trang 162 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

* Tác giả nhập vai vào người cha (Nguyễn Phi Khanh) khuyên con mình (Nguyễn Trãi) để gợi nhắc về truyền thống đánh giặc của cha ông, nói về hiện tình của đất nước và kể tội ác của quân xâm lược:

+  “Giống Hồng Lạc… cõi này”: lòng tự hào về dòng giống của dân tộc.

+  “Than vận nước gặp khi biến đổi...còn thương đâu”: cảnh tượng đau thương của đất nước khi giặc xâm lược (bốn phương khói lửa, xương rừng máu sông, thành tung quanh vở, gia đình chia lìa… - về cả vật chất lẫn tinh thần). Từ đó nêu ra chân lý nước mất thì nhà tan.

+ “Thảm vong quốc… đàn sau đó mà?”: Sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh và cách nói quá để cực tả nỗi đau khi mất nước. Dường như nỗi đau ấy đã lay động đến cả đất trời.

Qua đó, tác giả đã thể hiện:

+ Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

+ Sự căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù

+ Nỗi đau đớn khi quê hương bị giặc tàn phá

* Sức gợi cảm của đoạn thơ:

- Sử dụng biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhiều hình ảnh, từ ngữ diễn tả cảm xúc mạnh,

gợi sự chia lìa, đau thương.

- Tâm trạng uất hận, đau xót lên đến đỉnh điểm.

- Nỗi lòng thương xót, cảm xúc chân thành của nhà thơ.

Câu 5 (trang 163 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

- Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, dành chịu hố tay, thân lươn) và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.

- Bài thơ không mang tính chất hoài cổ mà mượn cổ để nói nay. Khép lại đoạn thơ là hình ảnh ngọn cờ độc lập vừa là của cha ông dặn dò con cháu phải kế tục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.

=> Đặt niềm tin và khích lệ ý chí trả nợ nước, báo thù nhà của đứa con. Người cha giao trọng trách gánh vác cho đứa con.

Phần Luyện tập

Câu hỏi (trang 163 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): 

- Những hình ảnh, từ ngữ mang tính ước lệ sáo mòn trong trong đoạn trích: ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc, vong quốc...

- Dù sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ song bài thơ vẫn có sức truyền cảm bởi vì:

+ Bài thơ đề cập đến vấn đề lớn lao trọng đại: tâm sự của người con yêu nước.

+ Được viết bằng giọng văn chân thành thống thiết, được viết ra từ gan ruột của một trái tim yêu nước cháy bỏng. Đây là những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa rung vào dây đàn yêu nước thương nòi của mọi lòng người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

Soạn bài Nhớ rừng

Soạn bài Ông đồ

Soạn bài Câu nghi vấn

1 592 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: