Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 764 14/03/2022
Tải về


Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh (ngắn nhất)

Soạn Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn gọn:

I. Ôn tập lí thuyết

Câu hỏi (trang 35 sgk Văn 8 Tập 2):

1. Vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh trong đời sống

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:



Văn bản Thuyết minh

Văn bản tự sự

Văn bản miêu tả

Văn bản biểu cảm

Văn bản nghị luận

Đặc điểm (tính chất)

Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.

Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự

Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người

Trình bày ý kiến, luận điểm.

3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải:

- Quan sát, tìm hiểu, tích lũy tri thức về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

- Nắm bắt bản chất đặc trưng của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.

4. Những phương pháp thuyết minh thường gặp:

- Nêu định nghĩa, giải thích

- Liệt kê

- Nêu ví dụ

- So sánh

- Dùng số liệu

- Phân tích, phân loại

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 35 sgk Văn 8 Tập 2):

 Cách lập ý và lập dàn bài

a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt

- Mở bài: Nêu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt

- Thân bài:

      + Nguồn gốc, tại sao có đồ dùng đó

      + Đặc điểm: hình dạng, màu sắc

      + Cấu tạo, cách sử dụng

      + Công dụng, lợi ích của đồ dùng đó

- Kết bài: Tình cảm của em với đồ dùng đó

b. Giới thiệu danh lam thắng cảnh ở quê hương em

- Mở bài: Danh lam thắng cảnh ở quê em là danh lam thắng cảnh nào

- Thân bài

      + Tên gọi, nguồn gốc, sự xuất hiện của danh lam thắng cảnh đó

      + Thắng cảnh đó nhìn từ xa như thế nào, có gắn liền với sự kiện lịch sử nào

      + Đi đến đó bằng phương tiện gì, quang cảnh thiên nhiên như thế nào.

→ Giới thiệu từ khái quát đến cụ thể

- Kết bài: Suy nghĩ của em về danh lam thắng cảnh đó.

c. Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học

- Mở bài: Nêu thể loại văn học đó

- Thân bài:

      + Lần lượt trình bày đặc điểm của thể loại văn học đó

      + Lấy ví dụ chứng minh

- Kết bài: Cảm nhận của em về thể loại văn học đó.

d. Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm)

- Mở bài: giới thiệu tên đồ dùng (thí nghiệm)

- Thân bài:

+ Nguyên vật liệu

+ Cách thức tiến hành (giới thiệu theo trình tự)

+ Kết quả thu được và yêu cầu chất lượng đối với đồ dùng học tập (thí nghiệm).

- Kết bài: Những điều cần lưu ý trong quá trình tiến hành.

Câu 2 (trang 36 sgk Văn 8 Tập 2):

a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt

   Chiếc ấm pha trà của ông em cao khoảng 20 cm, được làm từ sứ màu trắng. Phía trên là nắp ấm hình tròn, có núm cầm nhỏ xíu. Phía dưới là thân ấm hình trụ có đáy, trên nền sứ trắng có điểm xuyết cành tre và vài chú chim chích bông xinh xắn. Một

bên thân ấm là vòi ấm dài khoảng 7 cm, uốn cong, hướng lên trên.

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

    Hồ Núi Cốc có vị trí phía Đông giáp thành phố Thái Nguyên, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Đại Từ. Hồ nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 16 km về phía tây. Từ thành phố Thái Nguyên đi qua xã Tân Cương (một xã nổi tiếng với cây chè), sẽ thấy hồ Núi Cốc hiện ra trước mắt. Đây là một vùng du lịch sinh thái gắn với nhiều huyền thoại.

    c) Thuyết minh về một bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…)

    Trong các thể thơ đã học thì em thích nhất là thể thơ lục bát. Đây là thể thơ truyền thống của dân tộc với số tiếng cố định: câu lục là một dòng gồm 6 tiếng, còn câu bát là một dòng gồm 8 tiếng. Thể thơ góp phần tạo nên âm hưởng ngọt ngào tha thiết của những vần thơ, những làn điệu dân ca, ca dao.

d) Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai,..) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,..)

    Nếu hoa mai là đặc trưng cho mùa xuân miền Nam, thì hoa đào báo hiệu mùa xuân miền Bắc. Hàng năm, mỗi độ tết đến xuân về, những cánh đào bắt đầu khoe sắc. Có rất nhiều loại đào: đào bích, đào phai,.. mỗi loại có một màu sắc riêng, vẻ đẹp riêng. Nói về trồng đào thì nổi tiếng nhất là Nhật tân (Hà Nội), nơi có những vườn đào rộng vài trăm ha.

e) Thuyết minh về một giống vật nuôi.

   Trong tất cả các loài vật nuôi thì em thích nhất là con chó. Chó là loài thú bốn chân, tiến hóa từ chó sói, sau thành chó nhà. Chó có nhiều loại, có loại to 40-50kg, nhưng cũng có loại chỉ 5-10kg. Hiện nay, nhiều gia đình đang nuôi chó để giữ nhà, để làm người bạn thân thiết cùng các thành viên trong gia đình. Chó còn để phục vụ cho công tác điều tra của các chiến sĩ cảnh sát, những con chó được huấn luyện nghiệp vụ một cách kĩ lưỡng có thể phát hiện ra những thứ lạ thường giúp vụ án có thể phá nhanh chóng.

g) Giới thiệu về một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, áo dài, trò chơi thả diều,..)

    Nghĩ đến người Việt Nam, chúng ta nhớ áo dài, bánh chưng... nhưng không thế không nhắc đến chiếc nón, dù hiện nay lớp thanh niên nam nữ dùng nhiều đến mũ. Nón có hình chóp, được làm từ lá cọ, dừa và các thanh tre được vuốt nhỏ, chuốt trơn. Ở nước ta có một số vùng nổi tiếng làm nón mà khi đi du lịch người ta không thể không mua làm quà tặng người thân. Đó là Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Ngắm trăng

Soạn bài Đi đường

Soạn bài Câu cảm thán

Soạn bài Câu trần thuật

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh

1 764 14/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: