Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1,078 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm (ngắn nhất)

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm ngắn gọn:

I- Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm

Câu hỏi (trang 83 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Chọn sự việc b:

Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Có thể theo các bước sau đây.

- Bước một: Lựa chọn sự việc chính: Em giúp một bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ.

- Bước hai: Lựa chọn ngôi kể. (Người kế ở ngôi thứ nhất, xưng em).

- Bước ba: Xác định thứ tự kể.

+ Hoàn cảnh gặp bà cụ.

+ Hình dáng, khuôn mặt, hành động của cụ lúc ấy ra sao.

+ Em giúp đỡ cụ thế nào? Trò chuyện gì với cụ.

- Bước bốn: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết: Đó là bà cụ như thế nào? Bà lúng túng, sợ sệt khi qua đường ra sao? (miêu tả). Tình cảm và thái độ của em khi thấy bà cụ như thế? (biểu cảm)...

- Bước năm: Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.

Đoạn văn tham khảo:

Tôi vừa đi đá bóng với đám bạn về thì bắt gặp một bà cụ đang chuẩn bị qua đường. Bà cụ cũng đã ngoài bảy mươi tuổi. Cụ gầy và cái lưng của cụ cũng đã hơi còng xuống. Làn da cụ đã nhăn nheo - những dấu hiệu của thời gian và tuổi tác. Cụ đứng bên đường một hồi lâu mà vẫn không bước chân xuống. Tôi nghĩ cụ đang chờ khi xe ít đi một chút hoặc nhờ ai đó dắt cụ qua. Nghĩ thế, tôi chạy lại, nắm lấy bàn tay nhăn nheo của cụ, vui vẻ nói: "Cụ ơi, để cháu dắt cụ qua đường. Cụ đi sang phía tay phải của cháu đi. Cụ bám chắc vào tay cháu không ngã cụ nhé!". Bà cụ ngước đôi mắt già nua lên nhìn tôi, giọng nói cũng không giấu nổi niềm vui: "Ừ, ừ, thế cháu dắt bà sang đường với". Tôi cần thận đỡ cụ đi xuống vạch trắng trên con đường tấp nập người qua lại. Đang là giờ tan tầm nên xe cộ đi lại như mắc cửi, cứ một đoàn xe này đi qua, xe kia lại lao tới. Có những người không đủ kiên nhẫn còn bấm còi inh ỏi. Tôi và bà cụ đều nhăn mày vì tiếng còi xe đinh tai nhức óc ấy. Bà cụ nắm lấy cánh tay tôi, hai bà cháu đi chầm chậm sang bên đường. Sang đến đường bên kia, bà cụ vỗ vỗ cánh tay tôi rồi mỉm cười phúc hậu: "Cảm ơn cháu nhé, chàng trai nhỏ". Tôi mỉm cười vẫy tay với bà cụ rồi đi về nhà mình. Con đường về nhà hôm nay sao tôi thấy nó đẹp quá!

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Đóng vai ông giáo viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ:

Hôm trước, tôi thấy lão Hạc sang nhà tôi tỉ tê về việc bán con chó Vàng. Tôi nghe nhưng không nghĩ là lão bán bởi tôi biết lão yêu quý con chó lắm. Ấy thế mà sáng nay, vừa sang nhà tôi lão đã báo ngay "Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!". Lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng cái cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước. Lão tự tưởng tượng ra con Vàng trách lão tệ bạc, rồi cứ thế lão dằn vặt, đau khổ và khóc như con nít. Tôi an ủi lão, thấy thương cảm cho lão. Lão lương thiện quá!

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, đoạn văn kể lại giây phút trên:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi.

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyến sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

(Nam Cao, Lão Hạc)

- Nhờ có sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm mà tác giả:

+ Khắc họa rõ nét một cách đặc sắc hình ảnh lão Hạc và những diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật.

+ Người đọc cảm nhận rõ ràng nỗi đau, sự dằn vặt tới tột cùng cảm xúc khi phải bán "cậu Vàng".

+ Có hai lớp biểu cảm: của nhân vật "tôi" và của lão Hạc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng

Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt)

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Soạn bài Hai cây phong

Soạn bài Nói quá

1 1,078 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: