Soạn bài Ông đồ | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Ông đồ lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1,768 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Ông đồ (ngắn nhất)

Soạn bài Ông đồ ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 10 sgk Văn 8 Tập 2):

- Hình ảnh ông đồ thời đắc ý (hai khổ thơ đầu):

+ Mỗi khi đến tết, hoa đào nở lại thấy ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại. Hình ảnh hoa đào nở đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ hiện lên rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết.

+ Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục. Người ta không chỉ tìm đến ông vì cần thuê ông viết chữ mà còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” vừa thể hiện được tài năng, vừa thể hiện được  lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của tác giả, của mọi người dành cho ông đồ. Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

→ Thời đắc ý, ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thường thức cái đẹp. Lúc ấy, ông trở tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người.

- Hình ảnh ông đồ thời tàn (khổ 3, 4):

+ Ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng không còn cảnh “bao nhiêu người thuê viết” với lời “tấm tắc ngợi khen” mà mà là cảnh vắng vẻ, thê lương.

+ Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng khi. Ông đồ mất khách, niềm vui nho nhỏ của ông là thảo những nét chữ “như phượng múa rồng bay” đem lại chút vui cho mọi người khi tết đến bây giờ cũng hết. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những thứ vô tri vô giác: “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu”.

+ Ông đồ ngồi bó gối lặng lẽ đến bất động, dáng vẻ trầm tư nhìn những người qua đường như bám lấy cuộc sống, cố có mặt với cuộc đời.  Hình ảnh ông đồ trở nên trơ trọi, lạc lõng tội nghiệp. Phố vẫn đông, người qua đường vẫn nhộn nhịp, ông đồ vẫn ngồi đó như xưa nhưng không còn ai để ý đến ông.

+ Trước đó, ông đồ xuất hiện cùng hoa đào, giấy đỏ, xuất hiện trong sự tấm tắc ngợi khen của mọi người. Bây giờ, hình ảnh ông đồ như chìm đi trong lá vàng, mưa bụi.

=> Sự khác nhau đó gợi lên trong lòng người đọc sự xót xa, thương cảm. Bởi lẽ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối; cùng với chữ Hán và nền Nho học đã đến lúc tàn tạ.

Soạn bài Ông đồ | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 10 sgk Văn 8 Tập 2):

Tâm tư của nhà thơ:

- Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo thành một thể thống nhất song cũng khắc sâu nỗi buồn của tác giả. Năm xưa khi hoa đào nở, ông đồ ngồi bên đường, hòa mình vào sự đông vui, náo nhiệt của phố phường. Nhưng năm nay, Tết đến xuân về, hoa đào lại nở, lòng người náo nức nhưng ông đồ không còn xuất hiện.

- Thời gian cảnh vật đã quên lãng đi người xưa, hay chính là nét đẹp truyền thống đã biến mất? Câu hỏi tu từ "những người muôn năm cũ/ hồn ở đâu bây giờ?" là sự tiếc thương của tác giả với ông đồ, tiếc cho thú chơi chữ - nét đẹp văn hóa nay không còn nữa. Hai câu cuối mang đậm ý nghĩa nhân văn và tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

Câu 3 (trang 10 sgk Văn 8 Tập 2):

Cái hay của bài thơ:

- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao. Thể thơ này thích hợp nhất với việc diễn tả tâm tình sâu lắng. Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.

- Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ. Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề bài thơ, thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ một cách đầy ám ảnh.

- Ngôn ngữ bài thơ trong sáng, bình dị, hàm súc dư ba. Hình ảnh thơ không có gì tân kì, độc đáo, nhưng đầy gợi cảm. Chẳng hạn, những câu Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu hoặc Lá vàng rơi trên giấy – Ngoài giời mưa bụi bay, có thể coi là toàn bích, là ý tại ngôn ngoại. Chính vì chắt lọc, tinh luyện mà bài thơ tuy chỉ có một hình thức bình dị, khiêm nhường, đã có một sức truyền cảm nghệ thuật và sức sống mạnh mẽ lâu dài.

Câu 4 (trang 10 sgk Văn 8 Tập 2):

  Những câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm / Mực đọng trong nghiên sầu”; “Lá vàng rơi trên giấy / Ngoài giời mưa bụi bay” là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy – mực, những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của con người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Câu nghi vấn

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Quê hương

Soạn bài Khi con tu hú

Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo)

1 1,768 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: