Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 863 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (ngắn nhất)

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ngắn gọn:

I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự

Câu hỏi (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

1. - Các yếu tố miêu tả:

+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi không còm cõi.

+  Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước dan mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

- Các yếu tố biểu cảm:

 +  Hay  tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

+  Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm  không tách riêng mà đan xen với yếu tố tự sự.

2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ chép lại câu văn kể người và sự việc thành một đoạn:

“Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu và cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.

  Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ còn lại yếu tố tự sự thì việc kể chuyện trong đoạn văn sẽ trở nên rất khô khan, thiếu sinh động, tình cảm và tính cách của nhân vật cũng không được thể hiện cụ thể, rõ nét.

3. Nếu chúng ta bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ còn lại câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không thành truyện, người đọc sẽ không hiểu được tác giả muốn viết điều gì. Bởi “chuyện” phái được tạo nên từ cốt truyện, từ sự việc và hành động của nhân vật.  Từ đó người đọc mới hiểu điều tác giả muốn diễn đạt.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Trong văn bản Tôi đi học:

 Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

+ Yếu tố miêu tả: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc

+ Yếu tố biểu cảm: lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường

→ Yếu tố miêu tả làm cho cảnh vật như hiện ra sinh động trước mắt người đọc, yếu tố biểu cảm thể hiện tâm trạng náo nức của tác giả.

- Trong văn bản Lão Hạc:

 “Khốn nạn... Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết ! Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

+ Yếu tố biểu cảm:

Khốn nạn... Ông giáo ơi !

Này ! Ông giáo ạ !

Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

+ Yếu tố biểu cảm thể hiện tâm trạng đau đớn, giằng xé của lão Hạc sau khi bán con chó Vàng.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

  Tôi nhìn dòng người đông đúc giữa sân bay rộng lớn này, lòng tự hỏi liệu bà còn nhận ra tôi không. Khi mẹ đưa tôi sang Mĩ sinh sống, rời xa Hà Nội, tôi khi ấy chỉ là cô bé 10 tuổi. Tôi trở về sau 9 năm, khi biết tin bà đang mắc bệnh u não. Hôm nay tôi về, bà nói sẽ ra đón tôi, nhưng tôi vẫn chưa nhìn thấy ai quen thuộc cả. Một nhóm người già trẻ. A bác tôi! Người ngồi xe lăn kia, không lẽ, đó là bà tôi! Tôi vội vã chạy đến, bà tôi đã già hơn trước. Những nếp nhăn hằn sâu hơn, màu tóc bạc nhiều hơn, nhưng khuôn mặt bà vẫn hiền hậu như thế. Bà khóc rồi. Bà ơi! Đứa cháu bao năm xa cách nay đã về bên bà rồi. Cháu nhớ bà lắm. Tôi vừa nhìn khuôn mặt hiền từ của bà vừa thốt lên nức nở như một đứa trẻ, càng khóc to hơn khi nghĩ đến căn bệnh bà đang phải chịu. Bà nở nụ cười hạnh phúc, vòng tay ôm lấy tôi: “Cháu gái ngốc của bà”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió

Soạn bài Tình thái từ

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng

Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt)

1 863 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: