Soạn bài Hịch tướng sĩ | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 2,451 14/03/2022
Tải về


Soạn bài Hịch tướng sĩ (ngắn nhất)

Soạn bài Hịch tướng sĩ ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 61 sgk Văn 8 Tập 2):

Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

- Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

- Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

- Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

Soạn bài Hịch tướng sĩ | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 61 sgk Văn 8 Tập 2):

     Sự ngang ngược và tội ác của giặc:

- Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ,..

- Thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn,..

→ Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi dậy được lòng tự trọng dân tộc, làm cho các tướng sĩ căm thù giặc, quyết chí đứng lên đánh giặc cứu nước.

Câu 3 (trang 61 sgk Văn 8 Tập 2):

    Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình:

- Đau đớn khi chứng kiến đất nước bị kẻ thù giày xéo: “tới bữa quên ăn”, “nửa đêm vỗ gối”, “ruột đau như cắt”, “nước mắt đầm đìa”.

- Căm thù giặc cao độ, quyết tâm đánh bại kẻ thù: xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.

- Sẵn sàng hi sinh để giữ yên bờ cõi: Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.

→ Lòng yêu nước và căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện một cách sâu sắc qua biện pháp nói quá, so sánh .

Câu 4 (trang 61 sgk Văn 8 Tập 2):

– Trần Quốc Tuấn phê phán hành động sai trái của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý:

 + Thức tỉnh quân sĩ trước tình hình ba quân có thái độ thờ ơ, chìm đắm trong những thú vui tầm thường mà không lo nghĩ việc nước.

 + Củng cố tinh thần cho tướng sĩ, chấn chỉnh tác phong, suy nghĩ để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc chiến.

 + Khẳng định những hành động đúng, vạch ra đường hướng để quân sĩ có động lực, mục đích phấn đấu.

– Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vào vấn đề nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Vì: Tình hình đất nước đang nguy nan, mục đích cao nhất bây giờ là đồng lòng giết giặc, cứu nước.

Câu 5 (trang 61 sgk Văn 8 Tập 2):

   Giọng văn trong đoạn này vừa là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, vừa là lời của người cùng cảnh ngộ:

+ Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc hành - động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước.

+ Chỉ rõ những việc làm sai tưởng như nhỏ nhặt : vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... mà hậu quả thì tai hại khôn lường: thái ấp, bổng lộc không còn ; gia quyến, vợ con khốn cùng, tan nát ; xã tắc, tổ tông bị giày xéo ; thanh danh bị ở nhục; chủ và tướng, riêng và chung,... tất cả đều "đau xót biết chừng nào".

+ Dùng cách nói thắng, gần như sỉ mắng : "không biết lo", ông biết thẹn", "không biết tức", "không biết căm".

+ Dùng cách nói mỉa mai, chế giễu: "cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc", "mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh", "chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết", "tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai".

→ Cách nói có khi nghiêm khắc mang tính chất sỉ mắng, răn đe, có khi lại chân thành, tình cảm mang tính chất bày tỏ thiệt hơn. Cách viết của tác giả không chỉ tác động đến nhận thức mà còn lay động cả đến tình cảm của các tướng sĩ.

Câu 6 (trang 61 sgk Văn 8 Tập 2):

Một số đặc sắc nghệ thuật tạo nên sức thuyết phục:

- Biện pháp so sánh:

+ Đầu hàng, làm ngơ trước tình cảnh đất nước lâm nguy → mất lợi riêng cá nhân, lợi chung dân tộc

 + Quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi → được tất cả.

- Sử dụng nhiều từ ngữ mang tính chất phủ định khi nêu viễn cảnh thất bại: không còn, cũng mất, li tan, cũng khốn

- Sử dụng nhiều từ ngữ có tính chất khẳng định khi nêu viễn cảnh thắng lợi: mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, không bị mai một, sử sách lưu thơm

- Các điệp ngữ, điệp ý tăng tiến có tác dụng tô đậm, nhấn mạnh, làm cho người đọc thấy rõ được đúng sai, phải trải.

- Giọng văn thống thiết, chân tình.

Câu 7 (trang 61 sgk Văn 8 Tập 2):

    Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận đặc sắc, với phong cách văn biền ngẫu có sức lay động lòng người. Với kết cấu chặt chẽ, bài hịch cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ với tình cảm, giữa lập luận với hình ảnh, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

    Có thể thấy được cách triển khai lập luận của bài hịch qua lược đồ kết cấu sau:

Soạn bài Hịch tướng sĩ | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Phần Luyện tập

Câu 1 (trang 61 sgk Văn 8 Tập 2):

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch:

- Nỗi lo cho dân cho nước

- Tầm nhìn chiến lược để có một kế sách vẹn toàn cho cuộc khởi binh.

- Tình cảm thiết tha với dân với nước

- Quyết tâm giết giặc dù phải hi sinh cả tính mạng

- Khích lệ, động viên tinh thần binh sĩ

- Kêu gọi đoàn kết trên dưới một lòng giết giặc

Câu 2 (trang 61 sgk Văn 8 Tập 2):

  Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng cảm xúc nên có sức thuyết phục cao:

- Lập luận chặt chẽ sắc bén (kết cấu gồm 3 phần, lý lẽ sắc với những dẫn chứng thuyết phục từ xưa - nay, gồm hơn - thiệt, trách nhiệm - quyền lợi…)

- Giàu hình tượng, cảm xúc khi thống thiết, khi sục sôi, khi nghiêm khắc, lúc lại ân tình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Hành động nói

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 5

Soạn bài Nước Đại Việt ta

Soạn bài Hành động nói (tiếp theo)

Soạn bài Ôn tập về luận điểm

1 2,451 14/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: