Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 2,253 14/03/2022
Tải về


Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) (ngắn nhất)

Soạn Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) ngắn gọn:

Câu 1 (trang 122 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

a. Thể hiện thứ tự của các khâu trong công tác vận động cổ vũ, tuyên truyền, động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân:

- Đầu tiên là giải thích cho quần chúng hiểu

- Sau đó là tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng.

- Tổ chức cho quần chúng làm.

- Lãnh đạo để làm cho đúng.

- Kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b. Trật tự trong câu thể hiện:

- Việc làm thường xuyên và là việc chính xếp trước: bán bóng đèn

- Việc làm không thường xuyên, việc phụ xếp sau: bán cả vàng hương.

Câu 2 (trang 122 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

Trong tất cả những trường hợp đã cho, cụm từ in đậm được đặt ngay ở đầu câu để liên kết với những câu trước đó (liên kết bằng cách lặp).

Câu 3 (trang 123 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

a.- Nhấn mạnh, tô đậm vẻ hoang sơ của cảnh Đèo Ngang.

- Khắc sâu tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.

b. Nhấn mạnh hình ảnh rực rỡ, tươi sáng của anh bộ đội cụ Hồ trong cảnh nắng chiều của rừng núi Tây Bắc.

Câu 4 (trang 123 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

- Hai câu khác nhau ở phần bổ ngữ:

+ Câu a: một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào. Chủ ngữ đứng đầu câu (kèm theo phần giới thiệu tên nhân vật và phần miêu tả hành động, dáng điệu của nhân vật).

+ Câu b: trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến vào. Vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ, đồng thời tính từ trịnh trọng lại được đặt ngay trước động từ, khiến cho người đọc hình dung được rất rõ cái sự “làm bộ làm tịch” của Bọ Ngựa.

- Chọn câu b để điền vào đoạn văn.

Câu 5 (trang 124 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

 - Các cách sắp xếp trật tự từ trong câu in đậm:

+ Cây tre xanh, nhũn nhặn, can đảm, thủy chung, ngay thẳng.

+ Cây tre nhũn nhặn, thủy chung, can đảm, ngay thẳng, xanh.

+ Cây tre can đảm, ngay thẳng, xanh, nhũn nhặn, thủy chung.

+...

- Tác giả lựa chọn trật tự "Tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm" vì:

+ Phù hợp với thứ tự các luận điểm của bài, phản ánh được những phẩm chất đáng quý của cây tre đúng thứ tự đã được tác giả viết trong văn bản của mình.

+ Đi từ phẩm chất bên ngoài vào phẩm chất bên trong.

Câu 6 (trang 124 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

Đoạn văn

a. Lợi ích của đi bộ với sức khỏe

Đi bộ là một môn thể dục rất tốt cho sức khỏe. Đầu tiên, chúng ta có thể kể đến sự phát triển tự nhiên của bàn chân khi nó được nhẹ nhàng di chuyển trên mặt đất. Ngay dưới bàn chân chúng ta có rất nhiều những dây thần kinh quan trọng và chúng cần được thư giãn hợp lý, đi bộ chính là một trong những cách thư giãn hợp lý nhất. Khi đi bộ, một lượng calo thừa cũng được loại bỏ một cách đáng kể do sự vận động nhịp nhàng khi di chuyển. Nhưng đi bộ lại không hề mất nhiều sức như chạy bộ cũng không yêu cầu sức khỏe quá cao nên ai ai cũng có thể coi đây là môn thể thao rèn luyện sức khỏe rất tốt.

- Câu văn "Khi đi bộ, một lượng calo thừa cũng được loại bỏ một cách đáng kể do sự vận động nhịp nhàng khi di chuyển” đã nhấn mạnh sự việc “đi bộ”

b. Lợi ích của đi bộ với việc mở rộng hiểu biết thực tế

Đi bộ giúp con người ở rộng hiểu biết thực tế. Chúng ta khám phá thế giới xung quanh với cái nhìn chân thực, sống động hơn. Đặc biệt, khi đi bộ, nếu người đi chịu khó thử thách bản thân đến những vùng đất mới, sẽ khám phá được nhiều mới mẻ, học hỏi thêm những nét đẹp văn hóa của các vùng miền.

- Câu văn: "Đặc biệt, khi đi bộ, nếu người đi chịu khó thử thách bản thân đến những vùng đất mới…" nhấn mạnh vào “đi bộ”.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn)

Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – văn nghị luận

Soạn bài Tổng kết phần văn

1 2,253 14/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: