Soạn bài Nước Đại Việt ta | Ngắn nhất Soạn văn 8
Soạn bài Nước Đại Việt ta lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.
Soạn bài Nước Đại Việt ta (ngắn nhất)
Soạn Nước Đại Việt ta ngắn gọn:
Phần Đọc – hiểu
Câu 1 (trang 69 sgk ngữ văn 8 Tập 2):
Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định:
- Đại Việt có
+ Nền văn hiến từ lâu
+ Ranh giới riêng
+ Phong tục riêng
+ Triều đại riêng sánh ngang hàng với Trung Hoa
+ Anh hùng hào kiệt đời nào cũng có
- Vì thế
+ Lưu Cung (vua Nam Hán) thất bại
+ Triệu Tiết (tướng nhà Tống) tiêu vong
+ Toa Đô, Ô Mã Nhi (hai tướng nhà Nguyên): kẻ bị bắt, kẻ bị chết trên sông Bạch Đằng
Câu 2 (trang 69 sgk ngữ văn 8 Tập 2):
Qua hai câu:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
ta thấy:
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là "yên dân", "trừ bạo". Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo.
- Người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt.
- Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là giặc Minh xâm lược.
Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc.
Câu 3 (trang 69 sgk ngữ văn 8 Tập 2):
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:
- Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu
- Phong tục tập quán
- Lịch sử hình thành và phát triển riêng
- Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc
- Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam - vua Nam ở.
- Tới Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền, có mở rộng khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.
Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.
Câu 4 (trang 69 sgk ngữ văn 8 Tập 2):
- Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta: "từ trước", "vốn xưng", "đã lâu", "đã chia", "cũng khác".
- Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.
- Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.
- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
Câu 5 (trang 69 sgk ngữ văn 8 Tập 2):
Sức thuyết phục của đoạn văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn:
* Lí lẽ:
- Quan điểm, tư tưởng "nhân nghĩa" xuyên suốt các tác phẩm.
- Khẳng định lẽ phải thuộc về ta, địch là kẻ bạo ngược, ắt sẽ bị tiêu diệt.
- Việc tiêu diệt kẻ thù là việc tất yếu bởi đất nước ta độc lập.
- Minh chứng cho sự độc lập: lãnh thổ, văn hiến, phong tục, triều đại.
* Thực tiễn:
- Dẫn ra sự thất bại thảm hại của những kẻ bạo ngược, làm điều trái nhân nghĩa: Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô.
- Lấy chứng cớ từ sử sách - điều không thể chối cãi.
- Lời lẽ đanh thép, hùng hồn, minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa.
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc
Câu 6 (trang 69 sgk ngữ văn 8 Tập 2):
Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích:
Phần Luyện tập
Câu hỏi (trang 70 sgk ngữ văn 8 Tập 2):
So sánh với bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) ở thế kỉ XI, có thể thấy sự kế tục và phát triển của quan niệm về quốc gia, dân tộc, cũng là sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc ta qua mấy thế kỉ:
- Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà): chủ quyền dân tộc được xác định ở 2 yếu tố (hay phương diện) là lãnh thổ (sơn hà) và thể chế, mà đại diện là vua (Nam Đế cư). Còn Nước Đại Việt ta: nền độc lập của quốc gia, dân tộc được xác định một cách toàn diện trên nhiều yếu tố, không chỉ có lãnh thổ, thể chế mà còn cả ở các phương diện văn hoá, phong tục, lịch sử, con người. Trong quan niệm của Nguyễn Trãi, phương diện văn hiến được nêu lên đầu tiên để xác định nền độc lập của quốc gia, dân tộc.
- Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) cần viện đến "sách trời" để khẳng định chủ quyền dân tộc (mang tính mơ hồ). Còn ở Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi khẳng định nền độc lập bằng thực tiễn lịch sử, từ quá khứ lâu đời đến hiện tại, với những từ ngữ khẳng định dứt khoát như là một sự thật hiển nhiên: từ trước, đã chia, cũng khác, đời nào cũng có.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Hành động nói (tiếp theo)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8