Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1,517 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản (ngắn nhất)

Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản ngắn gọn: 

I. Chủ đề của văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Tác giả đã nhớ lại những “kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên. Sự hồi tưởng ấy gợi ấn tượng sâu đậm, khó phai trong lòng tác giả về ngôi trường Mĩ Lí, về thầy cô và bạn bè.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

   Chủ đề của văn bản Tôi đi học: tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

II. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Căn cứ vào nhan đề, các từ ngữ, các câu văn ta hiểu rõ chủ đề của văn bản:

- Nhan đề: “tôi đi học”

- Các từ ngữ: đại từ “tôi”, các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần (Những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường; lần đầu tiên đến trường, đi học, hai quyển vở mới)

- Các câu văn nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời:

+ Hôm nay tôi đi học.

+  Hằng năm cứ vào cuối thu…lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy.

+ Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.

+ Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất…

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Những từ ngữ  chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật "tôi" suốt cuộc đời là: hằng năm, cứ vào cuối thu, lại, quên thế nào được, mỗi lần thấy

b. Các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp:

 - Thấy mình trang trọng và đứng đắn

- Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ

- Tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập

- Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau lưng

- Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng… đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn

- Người tôi lúc ấy thấy nặng nề một cách kỳ lạ

- Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này

- Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

  Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, các câu trong văn bản phải hướng đến chủ đề, tập trung làm nổi bật chủ đề.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. - Văn bản trên viết về cảnh rừng cọ và cuộc sống của người dân sông Thao.

- Trình tự các đoạn văn:  Giới thiệu rừng cọ → Tả cây cọ → Tác dụng của cây cọ → Tình cảm gắn bó với cây cọ.

Đây là trình tự hợp lý, không nên thay đổi trình tự sắp xếp này. 

b. Chủ đề của văn bản: sự gắn bó và tình cảm yêu thương của người dân sông Thao với rừng cọ quê hương.

 c. Chủ đề này được thể hiện qua nhan đề của văn bản, hệ thống các chi tiết, các từ

ngữ miêu tả hình dáng, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thơ tác giả, tác dụng của cây

cọ và tình cảm giữa cây với người.

d. Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản:

+ Từ ngữ ( cây cọ, nhà ở, cuộc sống...)

+ Một số câu văn tiêu biểu thể hiện chủ đề:

    “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi,  rừng cọ trập trùng”.

   “Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.”

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Các ý b (Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện) và d (Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp) sẽ làm cho bài viết lạc đề.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Cách triển khai chưa đảm bảo tính thống nhất về chủ đề:

- Có những ý lạc chủ đề: ý c và g

- Có những ý hợp với chủ đề nhưng do cách diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề: ý b và e.

- Chúng ta có thể tham khảo cách sắp xếp và trình bày như sau:

a)  Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b)  Cảm thấy con đường “đi lại lắm lần” tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi.

c)  Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự.

d)  Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cùng có nhiều biển đổi.

e)  Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trong lòng mẹ

Soạn bài Trường từ vựng

Soạn bài Bố cục của văn bản

Soạn bài Tức nước vỡ bờ

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản

1 1,517 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: