Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm | Ngắn nhất Soạn văn 8
Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.
Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (ngắn nhất)
Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ngắn gọn:
I. Dấu ngoặc đơn
Câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích:
a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ). Phần này ngoài chức năng chú thích nhiều khi còn có tác dụng nhấn mạnh.
b) Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của con kênh.
c) Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của thi sĩ Lí Bạch (701-762) và phần cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên).
Phần trong đầu ngoặc đơn chỉ là phần chú thích thêm, nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. Vì vậy nếu bỏ thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích không thay đổi.
II. Dấu hai chấm
Câu hỏi (trang 135 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Dấu hai chấm trong đoạn (a) dùng để đánh dấu lời đối thoại của Dế Mèn và Dế Choắt.
- Dấu hai chấm trong đoạn (b) dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
- Dấu hai chấm trong đoạn (c) đánh dấu phần giải thích thuyết minh.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích:
a, Dấu ngoặc đơn để giải thích nghĩa cho các từ Hán Việt
+ "tiệt nhiên" (rõ ràng, dứt khoát không thể khác)
+ "định phận tại thiên thư" (định phận tại sách trời)
+ "hành khan thủ bại hư" ( chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại)
b. Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần giải thích, bổ sung nghĩa cho thông tin chiều dài 2290m của cầu.
c. Dấu ngoặc đơn dùng để:
- Đánh dấu phần bổ sung thêm: Người viết (người nói)
- Bổ sung ý nghĩa giải thích: Phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,… )
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
a, Dấu hai chấm để đưa ra ý giải thích cho điều đã nói ( ý rằng thách cưới nặng quá)
b, Dấu hai chấm thứ nhất để đưa ra lời đối thoại trực tiếp. Dấu hai chấm thứ hai để báo hiệu nội dung giải thích
c, Dấu hai chấm để báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói trước (óng ánh đủ màu)
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Có thể bỏ dấu hai chấm nằm ở hai vị trí trong đoạn văn mà ý nghĩa cơ bản của đoạn văn vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, thêm dấu hai chấm vào thì nội dung ở phần sau được nhấn mạnh hơn.
- Dấu hai chấm đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó, Tiếng Việt một thứ tiếng đẹp, thứ tiếng hay.
Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được. Khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi nhưng nếu người viết đặt trong dấu ngoặc đơn thì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm (:).
- Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động Khô và Động Nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Bởi vì vế Động Khô và Động Nước không thuộc phần chú thích. Đồng thời phần nằm ngoài dấu ngoặc đơn không còn là một câu trọn vẹn.
Câu 5 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Bạn đó đã chép lại dấu ngoặc đơn sai. Dấu ngoặc đơn bao giờ cũng được dùng thành cặp. Ở đây, bạn mới dùng phần mở của dấu ngoặc đơn chứ chưa có phần đóng.
- Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu, đó là phần chú thích
Câu 6 (trang 137 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Đoạn văn tham khảo:
Hạn chế gia tăng dân số là một vấn đề quan trọng và cấp thiết với nhân loại. Tỉ lệ gia tăng dân số của một số nước châu Phi (Nê-pan, Ru-an-da,…) ở mức cao so với thế giới, đó là những nước kém phát triển. Dân số tăng nhanh gây ra nhiều hệ lụy với gia đình, xã hội: Kinh tế kém phát triển, sức khỏe người mẹ giảm sút, trẻ em ít được quan tâm dễ xảy ra nhiều tệ nạn,…
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Văn)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8