Soạn bài Câu trần thuật | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Câu trần thuật lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 938 14/03/2022
Tải về


Soạn bài Câu trần thuật (ngắn nhất)

Soạn bài Câu trần thuật ngắn gọn:

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Câu hỏi (trang 46 sgk Văn 8 Tập 2):

- Trong các ngữ liệu trên, chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là câu cảm thán. Các câu còn lại trong các đoạn trích này đều thuộc kiểu câu trần thuật.

- Những câu này dùng để: 

+ Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta (đoạn a).

+ Kể (câu thứ nhất) và thông báo (câu thứ 2) (đoạn b).

+ Miêu tả hình thức của một người đàn ông (đoạn c).

+ Bộc lộ cảm xúc (câu thứ 2 và thứ 3 ở đoạn d).

+ Trong các kiểu câu thì câu trần thuật được dùng nhiều nhất, bởi vì kiểu câu này có nhiều chức năng khác nhau (bao gồm cả chức năng chính của những kiểu câu còn lại) và không có dấu hiệu hình thức như các kiểu câu khác.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 46 sgk Văn 8 Tập 2):

Kiểu câu và chức năng của từng câu:

a. Cả 3 câu là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.

b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán biểu lộ cảm xúc, tình cảm. Câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu thị tình cảm và hành động: Cảm ơn.

Câu 2 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2):

- Câu trong phần dịch nghĩa (Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?) là câu nghi vấn (có từ để hỏi: làm thế nào và dấu hỏi chấm)

- Câu trong bản dịch thơ (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ) là câu trần thuật.

 Tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cả hai câu này cùng diễn đạt một ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.

Câu 3 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2):

Cả 3 câu đều có chức năng cầu khiến, nhưng khác biệt về ý nghĩa:

      - Câu a: câu cầu khiến (từ cầu khiến “đi” kết hợp với dấu chấm than), yêu cầu người nghe dừng hành động hút thuốc lá lại.

      - Câu b: câu nghi vấn (từ nghi vấn “được không” kết hợp với dấu hỏi chấm), yêu cầu người nghe tắt thuốc lá, nhưng mang sắc thái nhẹ nhàng.

      - Câu c: câu trần thuật (dấu chấm kết thúc câu), yêu cầu, đề nghị người nghe không được hút thuốc lá, nhưng mang sắc thái nhẹ nhàng.

Câu 4 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2):

Tất cả các câu đều là câu trần thuật, nhưng thực hiện những mục đích khác nhau. Cụ thể:

    - Câu a là câu trần thuật dùng để cầu khiến: Lý Thông nhờ Thạch Sanh đi canh miếu thờ.

    - Câu l  "Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi" là câu trần thuật, dùng để kể lại sự việc. Câu "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" là câu trần thuật dùng để cầu khiến: mong muốn có anh trai đi nhận giải cùng.

Câu 5 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2):

Đặt câu trần thuật:

- Tôi hứa ngày mai sẽ đến đúng giờ.

- Anh xin lỗi vì nhắc lại chuyện cũ.

- Cảm ơn anh đã luôn ở bên em.

- Chúc mừng con đã đạt giải nhất trong kì thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Văn.

- Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật.

Câu 6 (trang 47 sgk Văn 8 Tập 2):

- Ôi! Nam hôm nay đi sớm thế?

- Hôm nay không bị tắc đường nên mình đến sớm hơn mọi ngày cậu ạ.

- Áo của cậu đẹp quá! Cậu mua ở đâu vậy?

- Mình mua ở shop gần nhà. Cậu cũng muốn đi mua áo à?

- Ừ, mình cũng đang muốn mua một chiếc áo khoác. Chiều nay được nghỉ, cậu dẫn mình qua đó nhé!

- Ừ, vậy chiều nay tan học mình với cậu đi mua nhé!

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh

Soạn bài Chiếu dời đô

Soạn bài Câu phủ định

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Soạn bài Hịch tướng sĩ

1 938 14/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: