Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 678 lượt xem
Tải về


Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) (ngắn nhất)

Soạn bài Câu ghép (tiếp theo) ngắn gọn:

I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Quan hệ giữa các vế trong câu ghép: quan hệ nhân quả, hai vế được nối bằng từ “bởi vì”:

Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

- Vế trước chỉ kết quả, vế sau chỉ nguyên nhân.

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu:

- Điều kiện (giả thiết)

 Ví dụ: Nếu trời nắng chúng tôi sẽ đi bơi

- Tương phản

Ví dụ : Chúng tôi đến chơi nhưng Lan không có nhà

- Tăng tiến

Ví dụ : Không những học giỏi mà Hoa còn rất năng động trong công việc

- Lựa chọn

Ví dụ : Anh đi hay anh ở lại?

- Tiếp nối

Ví dụ : Mọi người đến đông đủ rồi chúng tôi bắt đầu công việc

- Đồng thời

Ví dụ : Mặt trời mọc và sương tan dần.

- Nhượng bộ

 Ví dụ : Tuy tôi đã phân tích những lẽ phải nhưng nó vẫn bướng bỉnh không nghe lời.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Câu

Quan hệ ý nghĩa các vế

Ý nghĩa biểu thị của mỗi vế

 

 

Vế một

Vế hai

a.

Nhân quả

Kết quả: lòng tôi thay đổi

nguyên nhân: cảnh vật thay đổi

b.

Giả thiết - kết quả

Giả thiết: xóa đi các thi nhân, xóa đi dấu vết trong tâm linh

Kết quả: cảnh tượng nghèo nàn nếu giả thiết xảy ra

c.

Đồng thời

Quyền lợi chủ tướng

Quyền lợi tướng sĩ

d.

Tương phản

Sự giá lạnh mùa đông

Bước tiến mùa xuân

e.

Tăng tiến

Ý nghĩa vế hai mạnh hơn ý của vế một

Giằng co – du đẩy – buông gậy – áp vật

Yếu hơn – ngã nhào

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

a. Tìm các câu ghép:
Đoạn văn (a) có 4 câu ghép:

- Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch.

- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề .

- Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận giữ.

Đoạn  văn (b) có 2 câu ghép:

- Buổi sáng, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang.

- Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

b. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép

- Đoạn văn (a): quan hệ nhân quả (Sự thay đổi của sắc trời dẫn đến sự thay đổi của màu nước)

- Đoạn văn (b): quan hệ đồng thời (Vế một nêu sự thay đổi của sự vật này – vế hai nêu sự thay đổi của sự vật khác tương ứng).

c. Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân - kết quả)

Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- Hai câu cuối của đoạn văn trên là hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không bảo đàm được tính mạch lạc của lập luận.

- Xét về giá trị biểu hiện:

+ Tác giả cố ý viết câu dài để diễn tả đúng cái sự kể lể “dài dòng” của lão Hạc.

+ Phù hợp với cách nói của người già, thường hay nói dài

+ Đúng với tâm trạng của lão Hạc khi túng quẫn với hoàn cảnh hiện tại của mình.

 + Thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, lo trước nghĩ sau của lão Hạc.

Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

a. Các vế của câu ghép thứ hai có quan hệ giả thiết – kết quả. Không nên tách thành các câu đơn. Vì hai vế được liên kết bởi cặp quan hệ từ, chúng có ý nghĩa gắn bó, liên kết với nhau.

b. Nếu ta tách mỗi vế của câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật trở nên rời rạc, không thể hiện được sự khẩn thiết, khắc khoải trong lời nói và hành động của nhân vật.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Phương pháp thuyết minh

Soạn bài Bài toán dân số

Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Văn)

1 678 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: