Soạn bài Bố cục của văn bản | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Bố cục của văn bản lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1116 lượt xem
Tải về


Soạn bài Bố cục của văn bản (ngắn nhất)

Soạn bài Bố cục của văn bản ngắn gọn: 

I. Bố cục của văn bản

Câu hỏi (trang 24 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

1. Văn bản có thể chia làm 3 phần.

a) Mở bài (Từ đầu đến “không màng danh lợi”.)

b) Thân bài (Từ “Học trò theo ông” ... đến “cho vào thăm”.)

c) Kết bài (còn lại).

2. Nhiệm vụ của từng phần:

a) Mở bài: Giới thiệu Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng

b) Thân bài: Triển khai vấn đề

- Chu Văn An là người tài cao.

- Chu Văn An là người đức trọng được học trò kính trọng

c) Kết bài: Niềm tiếc thương và kính trọng của mọi người đối với thầy Chu Văn An.

3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản:

- Mở bài: giới thiệu chủ đề của văn bản (Chu Văn An là thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi).

- Thân bài: Trình bày các khía cạnh liên quan đến chủ đề của văn bản (Thầy Chu Văn An là người đạo cao, đức trọng được mọi người kính trọng)

- Kết bài: Đưa ra tổng kết dựa trên cơ sở các nội dung đã trình bày ở phần thân bài (Thầy Chu Văn An là thầy giáo giỏi, đạo cao đức trọng nên khi mất mọi người vô cùng thương tiếc).

=> Như vậy, ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các phần được sắp xếp theo trình tự hợp lí để thể hiện chủ đề của văn bản.

4. Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

- Mở bài: nêu chủ đề của văn bản

- Thân bài: thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề

- Kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản

II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

Câu hỏi (trang 25 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

1. - Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” kể về:

+ Những kỉ niệm trên con đường đến trường

+ Những kỉ niệm khi đứng trước sân trường

+ Những kỉ niệm khi vào lớp học.

- Các sự việc ấy được sắp xếp theo dòng hồi tưởng của nhân vật theo trình từ thời gian của ngày đầu đi học.

2. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng:

+ Sự căm ghét dành cho bà cô

+ Lòng yêu thương sâu sắc dành cho mẹ

+ Cảm giác sung sướng và hạnh phúc khi được gặp mẹ.

3. Khi miêu tả người, đồ vật, con vật, phong cảnh, có thể miêu tả theo trình tự không gian (tả phong cảnh); chỉnh thể - bộ phận (tả người, vật, con vật); hoặc tình cảm, cảm xúc (tả người).

4. Trình tự sắp xếp phần thân bài của văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”:

- Các sự việc nói về thầy Chu Văn An là người tài cao

- Các sự việc nói về Chu Văn An là người đạo đức, được học trò kính trọng.

5. Nội dung phần Thân bài được trình bày theo trình tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Cách trình bày ý trong các đoạn trích:

a. Trình bày ý theo trình tự không gian: nhìn xa – đến gần – đến tận nơi – đi xa dần.

b. Trình bày ý theo trình tự thời gian: về chiều, lúc hoàng hôn.

c. Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Nếu phải trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày như sau:
- Hồng rất muốn được đi thăm mẹ nhưng em đã từ chối vì nhận ra dã tâm xấu xa ẩn sau cái cười “rất kịch” của bà cô.

- Hồng òa lên khóc nức nở khi nghe bà cô nói những lời độc ác về mẹ.

- Hồng cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ, em muốn nghiền nát những cổ tục đã đày đọa mẹ

- Khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ:

+ Thoáng thấy bóng ai giống mẹ, em đuổi theo ngay.

+ Nhận ra mẹ, em thấy mẹ thật tươi đẹp lạ thường và thấy giây phút đó thật “rạo rực”

+ Được gặp mẹ Hồng sung sướng đến òa khóc, quên những tủi cực đã chịu mà chỉ tận hưởng sự vỗ về, yêu thương của mẹ.

Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

 Cách sắp xếp trên chưa hợp lí. Sửa lại như sau:

a) Giải thích câu tục ngữ:

- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế "đi một ngày đàng"

- Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế "học một sàng khôn"

b) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích.

- Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước.

- Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Tức nước vỡ bờ

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Soạn bài Viết bài làm văn số 1 – văn tự sự

Soạn bài Lão Hạc

Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh

1 1116 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: