Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 761 lượt xem
Tải về


Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản (ngắn nhất)

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản ngắn gọn:

I.  Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Hai đoạn văn không có sự liên kết bởi vì:

+ Đoạn 1 tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường.

+ Đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật "tôi" một lần ghé qua thăm trường trước đây.

- Hai đoạn văn này tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. Theo lô-gíc thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường. Bởi vậy, người đọc sẽ cảm thấy hụt hẫng khi đoạn văn sau.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa thời gian và tạo liên kết với đoạn trước.

b. Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa. Đoạn văn thứ nhất là sân trường Mĩ Lí hiện tại, nơi tác giả đứng. Còn đoạn văn thứ hai là hồi tưởng của tác giả về sân trường mấy ngày trước. Qua đó, ta thấy được sự thay đổi của ngôi trường.

c. Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn văn: tạo sự mạch lạc, chặt chẽ trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của văn bản.

II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn

Câu hỏi (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn học, đó là các khâu: tìm hiểu và cảm thụ.

- Từ ngữ liên kết: Bắt đầu là…, Sau khâu tìm hiểu là…

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: tiếp đến, tiếp theo, sau nữa,…; một là, hai là…, cuối cùng,…

b. - Quan hệ ý nghĩa của hai đoạn văn: Cùng nói về cảm xúc của nhân vật “tôi” với ngôi trường Mĩ Lí.

- Từ ngữ liên kết: nhưng.

- Các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, tuy vậy, song,…

c. Đó là chỉ từ. Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách tới trường. Việc dùng từ đó có tác dụng liên kết hai đoạn văn

d. - Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn: Quan hệ giữa nội dung cụ thể và nội dung tổng kết.

- Từ ngữ liên kết: nói tóm lại.

- Các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc: tóm lại, nhìn chung, nói chung, từ những ý trên,…

2. Dùng câu nối để liên kết đoạn văn

Câu hỏi (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Câu: Ái dà, lại còn chuyện học nữa cơ đấy! liên kết hai đoạn văn đã cho vì nó khép lại nội dung trước, gợi mở nội dung sau.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Câu

Từ ngữ liên kết

Quan hệ ý nghĩa

a.

Nói như vậy

Quan hệ suy luận giải thích

b.

Thế mà

Quan hệ tương phản

c.

- Cũng
Tuy nhiên

- Liệt kê, tăng tiến
- Đối lập, tương phản

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Từ đó

b. Nói tóm lại

c. Tuy nhiên

d. Thật khó trả lời

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

  "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo", đó là lời bình luận xác đáng của nhà văn Vũ Ngọc Phan về tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dội, và hết sức bất ngờ. Người đàn bà con mọn chỉ có hai bàn tay không. Trong lúc đó, tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng nào roi song, nào dây thừng tay thước. Bị "bịch" vào ngực, bị "tát đánh bấp" vào mặt, người chồng ốm đau sắp bị trói, chị Dậu đã phản ứng lại dữ dội. Sau cái "nghiến hai hàm răng" thách thức, chị Dậu đã "túm lấy cổ” và "ấn dúi" tên cai lệ, làm cho hắn "ngã chỏng quèo" trên mặt đất. Thật hài hước, kẻ "hút nhiều xái cũ" tuy đã bị đánh ngã nhào, nhưng miệng hắn "vẫn nham nhảm thét trối vợ chồng kẻ  thiếu sưu". Sau đó, chị Dậu còn ''vật nhau" với tên hầu cận lí trưởng. Chị đã "túm tóc" và "lẳng cho một cái", làm cho hắn "ngã nhào ra thềm. Người đọc vô cùng hả hê trước sức mạnh phản kháng của chị Dậu. Người đàn bà con mọn đã hạ nhục, đã đánh ngã nhào bọn đầu trâu mặt ngựa, tay chân lũ cường hào gian ác, tanh hôi. Sự việc ở nông thôn ngày xưa rất thực rất sống. Trang văn thấm đẫm tình nhân đạo. Ông đã chỉ ra cái hiện tượng "Con giun xéo mãi cũng quằn". Ông đã nêu lên một quy luật hiển nhiên: "Có áp bức có đấu tranh". Chị Dậu là một người vợ, người mẹ đảm đang, giàu tình thương và rất cứng cỏi. Nhìn chung, cái “tuyệt khéo” được thể hiện ở nhiều phương diện, nhiều mặt ngôn từ diễn tả. Ngô Tất Tố thực sự đã tạo dựng được một đoạn văn đầy cao trào thật xuất sắc.

→ Phương tiện liên kết: Nhìn chung → quan hệ nội dung cụ thể và tổng kết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự

Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 1

Soạn bài Cô bé bán diêm

1 761 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: