Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1,109 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (ngắn nhất)

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ngắn gọn:

I. Từ ngữ địa phương

Câu hỏi (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô thì từ bắp, bẹ là từ địa phương, từ ngô là từ toàn dân

II. Biệt ngữ xã hội

Câu hỏi (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. - Mẹmợ là hai từ đồng nghĩa. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.

- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi cha mẹcậu mợ.

b. - Ngỗng: điểm thấp (điểm 2 – do dựa vào đặc điểm hình dạng của số 2 giống với con ngỗng)

- Trúng tủ: làm được bài, trúng với những gì mình đã học.

Đây là những từ ngữ học sinh, sinh viên thường sử dụng.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.  Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

+ Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

+ Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

IV. Luyện tập

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân:

-  mãng cầu (Nam Bộ) – na

- anh hai (Nam Bộ) - anh cả

- đậu phộng (Nam Bộ) - lạc

- chén (Nam Bộ) – bát

- muỗng (Nam Bộ) – thìa

- ghe (Nam Bộ) – thuyền

- cây viết (Nam Bộ) – bút

- răng (Bắc Trung Bộ) – sao

- tía, ba (Nam Bộ) – bố

- mô, rứa (Trung Bộ) – đâu, thế nào

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Một số từ ngữ tầng lớp học sinh sử dụng:

Gậy - điểm 1

Phao - tài liệu sử dụng để quay cóp bài

VD: Bạn đừng bao giờ sử dụng phao khi làm bài thi nữa nhé.

- Một số từ ngữ tầng lớp buôn bán thường sử dụng:

+ Vào cầu: Buôn bán kiếm được nhiều lãi.

VD: Đầu năm, nhà anh ta buôn bán vào cầu lắm.

+ “Đẩy”: bán

VD: Lô hàng xấu nên anh ta đẩy đi với giá rẻ.

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Trường hợp (a) nên dùng từ ngữ địa phương vì hai người cùng sinh sống trong một địa phương nên có thể hiểu được các từ ngữ thường dùng ở địa phương đó. Các trường hợp còn lại nên dùng từ ngữ toàn dân.

Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Một số câu thơ, ca dao, hò, vè có sử dụng từ ngữ địa phương

Đứng bên ni đồng ngó bên đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Đường xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe
(Tố Hữu)

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
(Tố Hữu)

Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Học sinh trao đổi nhóm các bài tập làm văn. Đọc và sửa lỗi giúp nhau.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự

Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 1

Soạn bài Cô bé bán diêm

Soạn bài Trợ từ, thán từ

1 1,109 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: