Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 4185 lượt xem
Tải về


Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (ngắn nhất)

Soạn Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ngắn gọn:

I. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài (trang 124 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

"Trang phục và văn hóa"

Dàn bài:

a. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

b. Thân bài

- Giải thích: trang phục, văn hóa

+ Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người.

+ Văn hóa là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội

- Mối quan hệ: trang phục thể hiện trình độ văn hóa của con người

- Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục

+ Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.

+ Góp phần thể hiện nhân cách con người.

+ Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.

- Nhận định về trang phục đẹp: trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp.

- Quan điểm về đồng phục học sinh: đảm bảo tính nghiêm túc, tránh ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp

c. Kết bài

- Khẳng định mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.

II. Luyện tập trên lớp

Trả lời các câu hỏi (trang 125 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

1. Định hướng làm bài

2. Xác lập luận điểm

- Chọn các luận điểm: a, b, c, e

3. Sắp xếp luận điểm : 1a, 2c, 3b, 4e

4.- Nên đưa tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận.

- Vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm trở nên rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn.

- Nhận xét:

+ Yếu tố miêu tả trong đoạn văn nghị luận a đã làm rõ hơn, sinh động hơn cho luận điểm: Cách ăn mặc văn minh, sành điệu của một số bạn.

Tuy nhiên, đoạn này có câu "Lại cố bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mặt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử" không phù hợp với vấn đề nghị luận.

+ Yếu tố tự sự trong đoạn văn b đã làm rõ hơn cho luận điểm: Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.

5. Đoạn văn

Trang phục của giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cần quan tâm. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc, sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến. Ra phố, nhất là vào mùa hè ta hay bắt gặp hình ảnh các chàng trai, cô gái với những bộ trang phục không giống ai. Các bạn nữ mặc váy áo ngắn cũn cỡn hở lưng và vai. Các bạn nam mặc những chiếc quần rách quá mức, hoặc có thể vá chằng chịt kiểu cách. Họ coi đó là mốt nhưng dưới góc nhìn văn hóa, cách ăn mặc đó không phù hợp, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Đã có không ít trường hợp ăn trộm tiền của bố mẹ để sắm cho mình những bộ trang phục chẳng giống ai đó. Vẫn biết rằng việc yêu thích cái đẹp, chạy theo xu hướng là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề càng dễ hiểu. Thế nhưng chúng ta, nhất là học sinh thì chỉ cần mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị. Biết cách lựa chọn trang phục đẹp phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh đặc biệt là phù hợp với hình ảnh của một học sinh trên ghế nhà trường chính là cách thể hiện mình là người có văn hóa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn)

Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 – văn nghị luận

Soạn bài Tổng kết phần văn

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

1 4185 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: