Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – văn thuyết minh | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – văn thuyết minh lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 716 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – văn thuyết minh (ngắn nhất)

Soạn Viết bài tập làm văn số 3 ngắn gọn:

Đề 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Thuyết minh về kính đeo mắt

Dàn ý:

* Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: kính đeo mắt.

* Thân bài: thuyết minh về kính đeo mắt

- Nguồn gốc: Kính đeo mắt xuất hiện lần đầu ở Ý vào năm 1260. 

- Cấu tạo: gồm 2 bộ phận

+ Mắt kính

+ Gọng kính:

- Công dụng:

+ Kính lão dụng cho người già, mắt yếu, hoặc bảo vệ mắt.

+  Kính râm chống lại ánh sáng mặt trời, bảo vệ mắt khi ở ngoài trời.

+ Kính thời trang làm đẹp trang điểm cho con người, tạo dáng sành điệu.

+ Kính thuốc trị cho người có bệnh về mắt.

-  Cách bảo quản kính

* Kết bài: khẳng định vai trò, tầm quan trọng của kính đeo mắt đối với cuộc sống con người.

Bài văn mẫu:

Cuộc sống đang dần bước vào kỉ nguyên của công nghệ, thông tin, có rất nhiều những phát minh sáng tạo làm cho cuộc sống con người trở nên thay đổi nhưng có một vật dụng khiến chúng ta không thể nào quên được đó chính là chiếc kính đeo mắt.

Chiếc kính có nguồn gốc từ Italia, chiếc kính đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 1926. Cho đến nay chiếc kính đeo mắt được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Kính đeo mắt gồm 2 bộ phận là mắt kính và gọng kính. Mắt kính được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thủy tinh, nhựa, mica… Để làm ra một mắt kính người ta áp dụng nhiều công nghệ như xử lí tia cực tím, tráng lớp chống xước, lớp phản quang công nghệ đổi màu. Mắt kính đạt tiêu chuẩn ngăn chặn ít nhất là 70% tia UVB và 60% UVA.

Đi kèm với mắt kính còn là các phụ kiện như khăn lau kính, nước rửa kính hoặc bao kính. Mắt kính thuốc thường có màu trắng trong suốt. Kính thời trang mắt kính đa dạng nhiều màu như đen, tím, vàng…Gọng kính là bộ phận để nâng đỡ mắt kính, làm khung cho mắt kính. Giữa gọng trước và gọng sau của kính có một khớp nối nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gập kính lại khi không sử dụng.

Gọng kính có thể làm bằng nhựa, kim loại, bạc, vàng. Khi làm bằng kim loại thì người ta dùng thép không gỉ để tạo độ sáng, bền cho gọng kính. Gọng kính chiếm đa số vẻ đẹp của kính. Theo thời gian đã có rất nhiều kiểu gọng kính ra đời như gọng vuông, tròn và gọng hình elip. Kính đeo mắt được chia làm nhiều loại như kính thuốc, kính râm, kính thời trang, kính bảo hộ lao động.

Mỗi loại kính đều có những tác dụng khác nhau nhưng đều giúp ích cho con người. Kính thuốc thì dùng cho những người mắc bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, kính lão cho người lớn tuổi. Kính râm dùng để bảo vệ mắt mỗi khi đi giữa trời nắng, tránh bụi bẩn. Kính thời trang luôn thay đổi theo thời gian cả về kiểu dáng lẫn chất liệu, màu sắc để phù hợp với sở thích, phong cách của người sử dụng. Kính bảo hộ lao động giúp bảo vệ mắt cho các công nhân làm trong nghề cơ khí hoặc thợ rèn.

Kính có rất nhiều lợi ích to lớn đối với con người. Kính chắn bụi, chắn gió, chắn những vật rắn va vào mắt để bảo vệ đôi mắt, tránh những tổn thương khi lao động, khi đi đường. Kính giúp những người bị bệnh về mắt có thể đọc sách, báo, học tập và sinh hoạt bình thường. Kính thời trang là một thứ đồ trang sức làm tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt. Thấy được vai trò to lớn của kính đeo mắt, chúng ta cần có cách sử dụng và bảo quản hợp lí.

Người bệnh về mắt cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra, đo thị lực thì ở đó lựa chọn cho mình một chiếc kính phù hợp. Nếu kính không phù hợp với thị lực của mắt có thể gây ra những tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, không nên vì í do thẩm mỹ mà ngại đeo kính thuốc vì như vậy sẽ làm độ cận viễn loạn tăng rất nhanh. Dùng kính đúng thị lực thì có thể cải thiện bệnh về mắt.

Để kính không bị biến dạng, khi đeo và tháo kính nên nhẹ nhàng mở bằng hai tay, khi không đeo dùng miếng vải mềm lau cho sạch mắt kính sau đó cho vào bao kính cất cẩn thận. Không để mặt kính sát xuống bàn, tránh xây xước làm mờ mắt kính. Không tì mạnh lên kính hoặc làm rơi, tránh hơi nước làm mờ mắt kính.

Và lưu ý cuối cùng là thường xuyên dùng nước rửa kính để rửa sạch mắt kính, kiểm tra các ốc vít và vặn lại cho chặt để giữ hai phần gọng kính cho chắc chắn. Ở Việt Nam có nhiều nhà máy sản xuất kính nổi tiếng ở Đáp Cầu, Bắc Ninh. Ngoài ra còn có nhiều làng nghề nổi tiếng như Đồng Lịch, Thái Bình. Trên thế giới nước sản xuất kính đẹp và nổi tiếng nhất là ở Ý. Giá cả của một chiếc kính mắt tùy thuộc vào chất lượng, nguyên liệu của chiếc kính đó.

Người ta thường nói: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” vì vậy trong năm giác quan thì thị giác là quan trọng nhất. Bảo vệ mắt là bảo vệ chính tâm hồn của chúng ta. Hãy coi chiếc kính như người bạn của mình nhé!

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – văn thuyết minh | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Đề 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.

Dàn ý:

- Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: cây bút máy hoặc bút bi.

- Thân bài: thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi:

+ Nguồn gốc

+ Cấu tạo

+ Công dụng

+ Cách bảo quản

- Kết bài: khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cây bút máy hoặc bút bi đối với cuộc sống con người.

Bài văn mẫu:

Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ. Chiếc bút bi đã ra đời với những công dụng cực kì quan trọng như thế.

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua về chiếc bút bi nhé. Bút bi hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1. 2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực.

Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Những chiếc bút bi vừa rẻ tiền, vừa thuận tiện và không cần bảo dưỡng, đã cải tiến cách viết của con người. Lịch sử của chiếc bút bi như thế được ra đời bắt nguồn Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại.

Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Với sự thông minh và được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới.

Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa dẻo hay nhựa cứng và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng cao và dĩ nhiên giá thành cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.

Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái không trọng lực, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái không trọng lượng.

Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách… và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút.

Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay ngày càng nhiều những kiểu dáng đẹp và lạ. Rồi cóc cả những loại bút trong điều kiện bình thường và trong những điều kiện khí áp khí quyển thay đổi. Thậm chí còn có những loại bút trong những điều kiện bất thường không trọng lượng hoặc ở dưới nước.

Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có loại bút có đến hai ba bốn ngòi với rất nhiều những ngòi màu khác nhau như đỏ đen xanh rất hữu ích cho việc ghi chép và học tập của chúng ta. Tuy đủ màu sắc và kiểu dáng phong phú thế nhưng cũng chỉ có hai loại đó là loại dùng một lần rồi bỏ và loại thay ngòi rồi có thể dùng tiếp.

Tuy bút bi rất tốt và mang nhiều công dụng thế nhưng đối với những em nhỏ đang tập viết hay chưa cứng khi viết thì không nên sử dụng loại bút này. Chúng ta không nên chỉ vì bút bi có giá thành rẻ hơn mà để cho em nhỏ sử dụng chúng như thế rất không tốt.

Bút bi có rất nhiều công dụng và theo thời gian nó vẫn là một dụng cụ không thể thay thế được trong cuộc sống của chúng ta. Bút bi luôn gắn với lứa tuổi học trò trên những trang nhật kí đầy nét bút yêu thương.

Đề 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến

Dàn ý:

- Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: đôi dép lốp trong kháng chiến

- Thân bài: thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến

+ Nguồn gốc

+ Cấu tạo

+ Công dụng

+ Ý nghĩa

- Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa của đôi dép lốp đối với những người đã từng tham gia kháng chiến.

Bài văn mẫu:

Lịch sử dân tộc ta đã phải trải qua biết bao nhiêu gian nan nguy hiểm vậy nên những vật dụng hành trang mà người bộ đội mang theo phải thật sự gọn nhẹ. Trong tâm trí chúng ta hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ ngoài hành trang là chiếc ba lô con cóc, chiếc mũ tai bèo, bộ quần áo màu xanh lá và những chiếc khăn giải phóng thì chúng ta còn phải kể đến đôi dép lốp. Tưởng chừng một vật vô cùng nhỏ bé ấy nhưng lại có tác dụng rất lớn đối với người bộ đôi hay chính là những người xả thân vì tổ quốc.

Trước hết về nguồn gốc của đôi dép lốp ấy. Có thể nói đôi dép lốp ấy xuất phát từ những gì đã có sẵn trên chiến trường. Có thể nói trong chính điều kiện chiến tranh khắc nghiệt nên nhân dân ta đã biết sáng tạo những cái đáng ra vứt đi không thể dùng được nữa thì lại có thể dùng được. Đế dép được cắt ra từ những chiếc lốp ô tô đã tàng đã hỏng. Quai dép được cắt ra từ chiếc xăm chiếc lốp. Phần lớn là dép có màu đen kích cỡ theo tùy chân từng người. Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh mà nhân dân ta vẫn sáng tạo vô cùng. Qua đó các anh bộ đội không mất nhiều tiền để mua dép mà còn sử dụng được những thứ đã hỏng rồi. Mỗi chiếc dép có bốn quai, mỗi quai được luồn vào những lỗ luồn xuống dưới đáy dép.Về công dụng và đặc điểm của dép lốp thì dép lốp cao su dễ làm, giá thành lại rẻ và nhất là dễ sử dụng trong mọi địa hình, dù đèo cao hay suối sâu, đường lầy lội hay đất bụi đều đi rất dễ dàng. Do các quai dép ôm vừa khít với bàn chân nên chiến sĩ ta đi không biết mỏi vì cảm giác rất nhẹ. Dép lốp rất tiện sử dụng, cả thời tiết nắng nóng và mưa dầm. Trời nắng thì thoáng mát, mưa dầm thì không lo sũng nước. Dép lốp cũng dễ vệ sinh. Khi dính bùn đất chỉ cần rửa nước là sạch. không nhưng thế mà đôi dép lốp còn có công dụng rất lớn gắn liền với hình ảnh của những anh bộ đội cụ Hồ. Những người chiến sĩ của chúng ta sống và chiến đấu trong cảnh trèo đèo lội xuống vì thế cho nên chiếc dép lốp không chỉ mang đến những tiện lợi như đi lội qua suối không sợ bị trơn trượt, đi đánh giặc chạy không sợ bị dẫm vào những vật trên mặt đất mà lại không bị tuột dép. Có thể nói hình ảnh đôi dép lốp cho thấy được sự giản dị và tiện lợi trên mặt trận của những anh bộ đội cụ Hồ. Không những thế đôi dép ấy còn gắn liền với hình ảnh giản dị của bác Hồ. Có thể nói đôi dép ấy cũng như thể hiện được sự giản dị của Người. Dù Bác có sống ở đâu đi chăng nữa. Dù chiến khu Việt Bắc hay về đến thủ đô, dù gặp ai đi chăng nữa từ những người dân bình thường cho đến những vị lãnh tụ của nước bạn thì Bác vẫn luôn mang theo đôi dép lốp ấy. 

Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng chính sự giản dị cũng như tiện ích của mình đôi dép lốp ấy đã đi vào lịch sử nước nhà với hình ảnh vô cùng giản dị. Nó không chỉ thể hiện được sự năng động sáng tạo thông minh của nhân dân ta mà nó còn mang đến một hình ảnh đẹp của những người chiến sĩ cộng sản mà tiêu biểu ở đó là Bác Hồ.

Đề 4 (trang 145 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

Dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài Việt Nam

- Thân bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam

+ Nguồn gốc

+ Chất liệu và kết cấu

+ Ý nghĩa, vai trò, vị trí của chiếc áo dài trong đời sống sinh hoạt và văn hóa tinh thần của người Việt Nam

- Kết bài: Khái quát về chiếc áo dài Việt Nam và cảm nhận của bản thân về chiếc áo dài.

Bài văn mẫu:

Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.

Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống.

Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hông, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần của áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.

Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong các trường Trung học phổ thông. Thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cờ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn

Soạn bài Ôn luyện về dấu câu 

Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học

Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

1 716 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: