Soạn bài Hội thoại | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Hội thoại lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1044 lượt xem
Tải về


Soạn bài Hội thoại (ngắn nhất)

Soạn bài Hội thoại ngắn gọn:

I. Vai trò xã hội trong hội thoại

Câu hỏi (trang 93 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

1. Quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn hội thoại là quan hệ trên - dưới:

- Vai trên: bà cô Hồng

- Vai dưới: Hồng

2. Cách xử sự của người cô đáng chê trách ở chỗ: gieo rắc vào đầu óc non nớt của Hồng những điều xấu xa bịa đặt để Hồng ghét bỏ mẹ.

3. Hồng đã kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép:

- Cúi đầu không đáp khi nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi rất kịch của cô.

- Im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.

- Khóc không thành tiếng, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khi cô chưa nói hết câu.

  Hồng phải nhẫn nhịn, im lặng vì Hồng ý thức được vai giao tiếp của mình, cậu thể hiện thái độ lịch sự lễ phép với người hơn tuổi.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 94 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

Những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền:

+ Nghiêm khắc khi chỉ ra lỗi lầm của tướng sĩ: "Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lom thấy nước nhục mà không biết thẹn… lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào."

+ Đưa ra những lời khuyên, lời động viên, khích lệ, chỉ ra những việc mà tướng sĩ nên làm: “Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?”, “tập dượt cung tên khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”...

Câu 2 (trang 94 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

a, Vai xã hội

- Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.

- Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.

b. Thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc: mời lão Hạc ở lại ăn khoai, hút thuốc: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào…

c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:

- Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sung sướng".

- Quý trọng khi nói với người tri thức: "Ông giáo dạy phải!" và "Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."

- Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: "lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.

Câu 3 (trang 95 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

* Lấy ví dụ đoạn đầu của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ":

Chị Dậu run run:

- Nhà cháu đã túng lại đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

Chị Dậu vẫn thiết tha:

- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông có chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

* Phân tích:

- Xưng hô:

+ Cai lệ: Xưng “ông” gọi chị Dậu là “mày”

+ Chị Dậu: Xưng “cháu” gọi Cai Lệ là “ông”

- Vai xã hội:

+ Cai lệ: Vai trên

+ Chị Dậu: Vai dưới

- Cách xưng hô thể hiện thái độ:

+ Cai lệ: Hống hách, hách dịch

+ Chị Dậu: Nhún nhường, khẩn thiết.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Soạn bài Đi bộ ngao du

Soạn bài Hội thoại (tiếp theo)

Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Soạn bài Kiểm tra văn

1 1044 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: