Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 459 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (ngắn nhất)

Soạn Ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt ngắn gọn:

I. Từ vựng

1. Lí thuyết

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng; từ tượng hình, từ tượng thanh; từ địa phương, biệt ngữ xã hội; các biện pháp tu từ từ vựng; trợ từ, thán từ; tình thái từ; câu ghép.

- Cấp độ khái quát của nghĩa của từ: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) nghĩa của từ khác.

- Trường từ vựng: Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

- Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

- Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người

- Từ ngữ địa phương: Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc số) địa phương nhất định.

- Biệt ngữ xã hội: Là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.

- Biện pháp tu từ nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

2. Thực hành

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Truyện dân gian bao gồm những thể loại nhỏ sau: 

- Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.

- Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số nhân vật quen thuộc (người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ) có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

- Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.

   → Trong những câu giải thích có từ chung là “truyện dân gian”.

b. Ví dụ về sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

- Nói quá

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cà

(Ca dao)

- Nói giảm nói tránh:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)

c. Hai câu dùng từ tượng hình và từ tượng thanh:

 Hà Nội bây giờ không còn tiếng chuông tàu điện leng keng. Thay vào đó là dòng người đông đúc trên những chiếc xe máy, xe ô tô.

II. Ngữ pháp

1. Lí thuyết

2. Thực hành

a.

– Câu có dùng trợ từ và tình thái từ:

“Ôi, ngay đến thầy cũng hắt hủi con!”

- Câu có dùng trợ từ và tình thái từ:

“Chính mẹ là người đã ngăn cản không cho con đi học ư”

b. Câu ghép trong đoạn trích: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”

Có thể tách các vế của câu ghép thành các câu đơn. Nhưng khi tách thành các câu đơn thì sự liên tục của sự kiện không được thể hiện rõ ràng bằng khi gộp lại.

c. Câu ghép trong đoạn trích là câu thứ nhất và câu thứ ba. Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trả bài tập làm văn số 3

Soạn bài Hai chữ nước nhà

Soạn bài Hoạt động ngữ văn: làm thơ bảy chữ

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1

Soạn bài Nhớ rừng

1 459 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: