Soạn bài Ngắm trăng | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Ngắm trăng lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 974 14/03/2022
Tải về


Soạn bài Ngắm trăng (ngắn nhất)

Soạn bài Ngắm trăng ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2):

Giải thích nghĩa chính xác của từng câu thơ

- Câu thứ nhất: dịch sát nguyên tác

- Câu thứ hai: chưa thật sát so với nguyên tác.

+ "nại nhược hà" (không biết làm thế nào): xốn xang, bối rối.

   Bản dịch: "khó hững hờ → không diễn tả được hết dụng ý của tác giả

- Câu 3, 4 dịch chưa thật sát:

      + Câu 3: không đảm bảo được sự đăng đối:

     "song" (cửa sổ) ở giữa hai câu

      "nhân" (đầu câu 3) đối với "nguyệt" (cuối câu 3)

      "nguyệt" (đầu câu 4) đối với "thi gia" (cuối câu 4)

       Hai chữ đầu và 2 chữ cuối 2 câu đối nhau: (nhân - nguyệt, minh nguyệt - thi  gia).

      + Câu thứ 4:

    Nguyên tác: 1 chữ "khán" (ngắm)

    Dịch: "nhòm", "ngắm" → giảm tính hàm súc so với nguyên tác, giảm đi sự nhã nhặn (nhòm).

Soạn bài Ngắm trăng | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2):

- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù

trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù.

- Câu nói "Trong tù không rượu cũng không hoa" cho thấy người tù không hề vướng bận về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu.

→ Bác là một nhà cách mạng, một nghệ sĩ ung dung tự tại, say mê trước cảnh đẹp của thiên nhiên.

Câu 3 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2):

Hai câu thơ cuối có sự đăng đối về mặt ý và hình thức:

   + Chữ "song" (cửa sổ) ở giữa cặp từ nhân/ nguyệt- minh nguyệt/ thi gia: người tù vượt qua song sắt, qua sự kìm kẹp để hướng ra ngoài ngắm trăng.

   + Trăng cũng nhòm qua khe cửa ngắm nhà thơ: sự giao hòa giữa trăng với người, người và trăng.

   + Biện pháp nhân hóa: trăng trở thành người bạn tri âm tri kỷ từ rất lâu của người tù.

⟶ Cả người và trăng đều chủ động gặp gỡ tự do, vượt qua những rào cản cửa sắt nhà tù. Cuộc ngắm trăng này trở nên thi vị khi hai tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau: người - trăng.

Câu 4 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2):

Hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ:

- Thi nhân với tình yêu thiên nhiên; hồn thi sĩ lãng mạn, tinh tế.

- Người tù chiến sĩ với sức mạnh tinh thần quả cảm, phong thái ung dung, lạc quan, làm chủ hoàn cảnh.

Câu 5 (trang 38 sgk Văn 8 Tập 2):

     Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng" bởi vì:

- Người có rất nhiều bài thơ viết về trăng: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

- Trăng trong thơ Bác:

+ Được cảm nhận trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: ngục tù, giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

+ Trăng như người bạn tri âm tri kỉ

→ Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đi đường

Soạn bài Câu cảm thán

Soạn bài Câu trần thuật

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn thuyết minh

Soạn bài Chiếu dời đô

1 974 14/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: