Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 1,128 14/03/2022
Tải về


Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (ngắn nhất)

Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ngắn gọn:

I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh

Câu hỏi (trang 34 sgk Ngữ văn 8, Tập 2):

1. Bài giới thiệu đã cung cấp nhiều kiến thức về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

- Qua các thời kì lịch sử với những tên gọi khác nhau.

- Các cấu trúc không gian.

- Vị trí địa lí các địa danh gắn bó với các triều đại, các danh nhân, các quan niệm.

- Giúp ta hiểu lịch sử và kiến trúc đền Ngọc Sơn.

2. Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh phải có kiến thức về lịch sử, địa lí, các danh nhân các câu chuyện, truyền thống gắn bó với các địa danh.

3. Muốn có kiến thức về một danh lam thắng cảnh như vậy, người viết phải đến quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi những người biết rõ về hồ Hoàn Kiếm về đền Ngọc Sơn.

4. Bài viết không theo bố cục thông thường (3 phần) mà sắp xếp theo thứ tự: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm, giới thiệu đền Ngọc Sơn, nói chung về khu vực Bờ Hồ. Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài.

5. Phương pháp thuyết minh trong bài chủ yếu là nêu định nghĩa, giải thích.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 35 sgk Văn 8 Tập 2):

Dàn ý bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn như sau:

- Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn)

- Thân bài: 

+ Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa và vai trò)

+ Giới thiệu về đền Ngọc Sơn (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa vai trò)

+ Giới thiệu chung về khu vực bờ Hồ.

- Kết bài: Cảm nghĩ bản thân về các công trình trên.

Câu 2 (trang 35 sgk Văn 8 Tập 2):

Muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như sau:

- Giới thiệu các phố, các công trình ven bờ hồ (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Các công trình ven bờ hồ có thể kể Plaza Tràng Tiền, Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối, Nhà hàng Thuỷ tạ…).

- Giới thiệu các công trình kiến trúc xưa: Đài Nghiên, tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn…

Câu 3 (trang 35 sgk Văn 8 Tập 2):

Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết sau:

Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Thân bài:

- Đoạn 1: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm

      + Vị trí địa lí

      + Lịch sử các tên gọi khác nhau của hồ

      + Giới thiệu những gò, đảo, các công trình kiến và vị trí địa lí của chúng

      + Lịch sử và tên gọi các địa danh này.

- Đoạn 2: Giới thiệu đền Ngọc Sơn

      + Vị trí địa lý.

      + Lịch sử hình thành và phát triển.

      + Miêu tả chi tiết từ ngoài vào trong ngôi đền này.

- Kết bài: Nói chung về khu vực bờ hồ.

Câu 4 (trang 35 sgk Văn 8 Tập 2):

 Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Có thể sử dụng câu đó vào một trong các phần sau:

- Phần mở bài: giới thiệu chung về Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn.

- Phần thân bài: giới thiệu về Hồ Gươm (đoạn đầu).

- Phần thân bài, kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh

Soạn bài Ngắm trăng

Soạn bài Đi đường

Soạn bài Câu cảm thán

Soạn bài Câu trần thuật

1 1,128 14/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: