Soạn bài Câu nghi vấn | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Câu nghi vấn lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 809 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Câu nghi vấn (ngắn nhất)

Soạn bài Câu nghi vấn ngắn gọn:

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính

Câu hỏi (trang 11 sgk Văn 8 Tập 2):

a) Câu nghi vấn trong đoạn trích trên:

- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?

- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?

Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn:

+ Có dấu hỏi chấm (?) ở cuối câu

+ Có những từ nghi vấn: có… không, làm sao, hay là

b) Những câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để hỏi.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 11 sgk Văn 8 Tập 2):

Những câu nghi vấn và đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn:

a) – Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

(có từ "không" và dấu hỏi chấm ở cuối câu)

b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

(có từ "tại sao" và dấu hỏi chấm ở cuối câu)

c) Văn là gì? Chương là gì?

(có từ "là gì" và dấu hỏi chấm ở cuối câu)

d) – Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

(có từ "không" và dấu hỏi chấm ở cuối câu )

- Đùa trò gì?

(có từ "gì" và dấu hỏi chấm ở cuối câu )

- Hừ.. hừ.. cái gì thế?

(có từ "gì thế" và dấu hỏi chấm ở cuối câu )

- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?

(có từ "ấy hả" và dấu hỏi chấm ở cuối câu)

Câu 2 (trang 12 sgk Văn 8 Tập 2):

- Các câu a,b,c là câu nghi vấn vì có từ “hay” và dấu hỏi chấm ở cuối câu.

- Không thể thay từ hay bằng từ hoặc vì ở đây từ hay là từ để hỏi, nếu thay, câu văn sẽ chuyển hết sang quan hệ lựa chọn và sai nội dung logic của câu.

Câu 3 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 2):

- Các câu a, b, c, d không phải câu hỏi mà là những câu khẳng định nên không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu.

- Câu a, b có các từ nghi vấn như (có ... không, tại sao… không) nhưng không đóng vai trò là từ nghi vấn mà được sử dụng như một bổ ngữ trong câu.

- Trong câu c, d các từ nào (cũng), ai (cũng) có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối, không phải là các từ nghi vấn.

Câu 4 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 2):

- Phân biệt:

+ Về hình thức: hai câu (a) và (b) dùng hai cặp từ khác nhau: Có ... không; đã ... chưa.

+ Về ý nghĩa: câu (b) cho ta biết: Trước đó, "anh" không khỏe. Nhưng câu (a) không đề cập tới vấn đề này.

- Câu trả lời thích hợp:

+ Đối với câu (a) có thể trả lời: anh khỏe hoặc anh không khỏe.

+ Đối với câu (b) có thể trả lời: anh đã khỏe rồi hoặc anh chưa khỏe.

- Một số câu dùng hai cặp từ khác nhau: Có ... không; đã ... chưa:

+ Cậu có bài tập Toán không?

Cậu đã làm bài tập Toán chưa?

+ Anh có đi Hà Nội không?

Anh đã đi Hà Nội chưa?

Câu 5 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 2):

Phân biệt hình thức và ý nghĩa

Câu

Hình thức

Ý nghĩa

a) Bao giờ anh đi Hà Nội?

Từ "bao giờ" đứng ở đầu câu.

Chỉ hành động chưa xảy ra

b) Anh đi Hà Nội bao giờ?

Từ "bao giờ" đứng ở cuối câu.

Chỉ hành động đã xảy ra.

Câu 6 (trang 13 sgk Văn 8 Tập 2):

- Câu (a) đúng, tuy không biết nó nặng bao nhiêu nhưng có thể cảm nhận được sức nặng nhờ cảm giác.

- Câu (b) sai, vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khẳng định chiếc xe rẻ được.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Quê hương

Soạn bài Khi con tu hú

Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo)

Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

1 809 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: